Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy thận mạn giai đoạn cuối - lúc này thận hầu như không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của cơ thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Biện pháp được bác sĩ khuyên dùng là tiến hành các phương pháp điều trị thay thế khác.
Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc và loại bỏ độc tố từ máu ra khỏi cơ thể. Khi tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối, chức năng thận suy giảm đến mức gần như không thể lọc máu. Nếu không điều trị sớm thì sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm.
Các bác sĩ luôn đánh giá cao mức độ nguy hiểm khi mắc phải suy thận mạn giai đoạn cuối. Lúc này, cơ thể bệnh nhân đã suy yếu nghiêm trọng do thận không còn duy trì tốt chức năng để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Vậy bạn đã biết gì về dấu hiệu suy thận mạn giai đoạn cuối cũng như cách điều trị chưa? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Suy thận mạn trải qua 5 giai đoạn từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5, tương ứng với mức độ nặng dần của bệnh. Theo nhiều chuyên gia, vào giai đoạn cuối của suy thận, chức năng của thận suy giảm hơn 90%. Điều này đồng nghĩa với việc dường như thận đã ngừng hoạt động.
Xem thêm: Các giai đoạn suy thận diễn ra như thế nào
Trong y học, các giai đoạn của suy thận mạn được xác định dựa trên mức lọc cầu thận (GFR). Tại suy thận độ 5, giá trị GFR chỉ còn dưới 14. Tại Việt Nam, có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy thận mạn tính bao gồm cao huyết áp, tiểu đường và bệnh cầu thận.
Vì thận là cơ quan cuối cùng có chức năng loại bỏ chất độc hại và đào thải dịch thừa trong máu, nên khi thận bị tổn thương sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Một số dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối thường thấy có thể là:
Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt. Đó rất có thể là những biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm sau nhằm kiểm tra chức năng thận:
Nếu không được điều trị từ sớm, suy thận sẽ tiến nhanh đến giai đoạn cuối và tạo nên nhiều tổn thương nghiêm trọng. Việc các chức năng của thận bị suy yếu quá nặng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của bạn. Một số biến chứng suy thận mạn bạn phải đối mặt gồm:
Khi bệnh nhân suy thận mạn đã bước sang giai đoạn cuối thì bác sĩ sẽ chỉ định ghép thận. Tuy nhiên rất khó để tìm được thận hiến tặng phù hợp, đồng thời chi phí chữa trị là rất đắt. Vì vậy nếu không thể ghép thận, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp thay thế sau:
Lọc máu là phương pháp điều trị nhằm loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu. Có 2 cách lọc máu sẽ được áp dụng dựa trên tình hình sức khỏe và khả năng chi trả của bệnh nhân:
Cơ thể bị phù nề khi dịch thừa và chất thải bị ứ đọng khiến cân nặng của bệnh nhân sẽ tăng nhanh chóng. Do đó, nên thường xuyên theo dõi cân nặng và kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp sau:
Vì khả năng lọc máu và kiểm soát đường huyết của thận bị suy giảm vào giai đoạn cuối, nên bác sĩ sẽ kê các loại thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và tiểu đường. Điều này nhằm giảm áp lực và tổn thương cho thận. Các thuốc này sẽ có chứa các chất nhằm ức chế thụ thể angiotensin (ARB) và ức chế men chuyển (ACE).
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn có thêm kiến thức về bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Đồng thời biết được mức độ nguy hiểm đến tính mạng của các biến chứng. Do đó, hãy khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...