Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Tác hại của bụi phấn nguy hiểm như thế nào?

Ngày 09/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giáo viên là người cần sử dụng phấn hàng ngày để giảng dạy trên bục giảng. Song, chắc hẳn ai cũng rõ bụi phấn không tốt cho sức khỏe của con người. Vậy, bạn đã biết cụ thể, tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe nguy hiểm như thế nào hay chưa?

Chúng ta đều biết bụi phấn sẽ gây hại cho sức khỏe nếu như hít phải, thế nhưng không phải ai cũng biết cụ thể sức khỏe sẽ phải đối mặt với những nguy cơ, biến chứng ra sao. Để biết rõ tác hại của bụi phấn nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thành phần của phấn viết bảng

Viên phấn được sử dụng để viết trong lớp học thường được làm từ canxi cacbonat, đây chính là một dạng đá vôi tự nhiên. Để làm ra phấn trắng, trước tiên sẽ cần tạo ra một loại bột sét có chứa canxi cacbonat sau đó đổ bột sét này vào khuôn phấn. Phấn này sẽ giúp cho việc viết trên bảng trở nên dễ dàng hơn đồng thời tạo ra một lượng bụi đáng kể khi viết. Bụi phấn bay trong không khí và khi hít phải sẽ gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Tác hại của bụi phấn nguy hiểm như thế nào?1
Bụi từ phấn viết bảng rất có hại cho sức khỏe của con người

Tác hại của bụi phấn

Giáo viên là những người tiếp xúc nhiều nhất với bụi phấn. Trong quá trình giảng bài, thầy cô sẽ thường nói to để học sinh dễ nghe, dễ tiếp thu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho bụi phấn dễ dàng bay vào khoang miệng, vào mũi. Bụi phấn bay vào đường hô hấp sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho người bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang,...

Khi bị viêm nhiễm lâu ngày, dần dần sức đề kháng của cơ quan hô hấp sẽ bị giảm đi. Hậu quả là cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công, có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng hơn như bệnh lao phổi và một số bệnh khác gồm:

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc, lớp màng lót trong của mũi bị viêm. Đây là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải các dị nguyên - chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi phấn, lông động vật,... Bệnh sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm xoang

Xoang bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng viêm xoang, cụ thể là tình trạng nhiễm trùng, viêm một hoặc nhiều xoang. Có 2 trường hợp viêm xoang, viêm xoang xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 4 tuần là viêm xoang cấp tính. Ngược lại, viêm xoang mạn tính sẽ dễ tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài hơn 3 tháng.

Tác hại của bụi phấn nguy hiểm như thế nào?2
Bệnh viêm xoang là một trong những tác hại do bụi phấn gây ra

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản thực chất là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, nguyên nhân là do bị nhiễm trùng gây ra. Phế quản chính là ống để không khí di chuyển, những người bị viêm phế quản sẽ thường có nhiều đờm dày ở vị trí này. Do đó, người bệnh thường hay ho ra đờm và đờm có thể bị đổi màu.

Viêm phế quản cũng được chia ra thành 2 loại là viêm khí phế mạc cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Viêm khí phế cấp tính là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn khiến cho đường hô hấp xuất hiện nhiều chất nhầy và bị sưng. Tuy nhiên, tình trạng cấp tính sẽ chỉ kéo dài trong vài tuần.

Riêng đối với loại mạn tính, viêm phế quản mạn tính sẽ làm kích thích liên tục tới các ống phế quản. Thời gian bệnh kéo dài có thể từ vài tháng cho đến nhiều năm. Tình trạng bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản mạn tính.

Nên làm gì để hạn chế tiếp xúc với bụi phấn?

Để giảm thiểu tối đa việc hít phải bụi phấn trên bảng. Thay vì sử dụng phấn thông thường, thầy cô hãy sử dụng những loại phấn không bụi. Mặc dù khi viết phấn này vẫn sẽ tạo ra bụi nhưng bụi nặng hơn phấn truyền thống và dễ rơi xuống sàn hơn, ít bay trong không khí. Ngoài ra, thầy cô cũng cần lưu ý, tránh tiếp xúc tay với những nơi có nhiều bụi phấn, không nên chạm tay vào mặt, mũi hay miệng nếu như chưa rửa tay.

Khi sử dụng phấn không bụi, thầy cô hay những người bị dị ứng với sữa cần tuyệt đối cẩn trọng, do phấn sẽ gây ra một số triệu chứng dị ứng và hen suyễn. Tốt nhất là không sử dụng phấn không bụi nếu trong lớp học có người dị ứng với sữa.

Ngoài ra, các thầy cô hãy tham khảo một số các phương pháp khác giúp hạn chế việc phải tiếp xúc với bụi phấn như sử dụng slide thuyết trình, sử dụng bảng trắng bút lông, sử dụng bảng từ,... Bên cạnh đó, hãy đeo khẩu trang và thực hiện xông mũi 2 - 3 ngày/lần giúp thông thoáng đường thở.

Tác hại của bụi phấn nguy hiểm như thế nào?3
Thăm khám sức khỏe định kỳ để hạn chế tối đa tác hại của bụi phấn

Những tác hại của bụi phấn chính là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp cho giáo viên. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thầy cô cũng như hiệu suất giảng dạy. Vậy nên, để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân, tránh gặp phải những tác hại do bụi phấn gây ra, thầy cô hãy đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Đồng thời hãy có cho mình thời gian nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học để cơ thể tràn đầy năng lượng tốt, nâng cao chất lượng giờ học.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin