Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tai biến mạch máu não được biết đến là một trong những căn bệnh có diễn biến phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Có rất nhiều trường hợp người bệnh phải đối mặt với những biến chứng xấu sau tai biến nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. Vậy bệnh tai biến mạch máu não là gì và bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?
Hiện nay, tỷ lệ bị mắc bệnh tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa dần. Nếu qua cơn nguy kịch, người bệnh bị tai biến mạch máu não có thể gặp phải một số di chứng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống về sau. Vậy bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không đang là thắc mắc của nhiều người.
Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ, tình trạng này xảy ra khi lượng máu lưu thông lên não bộ giảm đột ngột và hậu quả là gây ra hiện tượng chết một phần não. Một số tổn thương mà bệnh nhân bị đột quỵ có thể gặp phải như nhũn não, chảy máu não hoặc viêm màng não. Đây là những tổn thương não bộ rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan, bộ phận chịu sự điều khiển trực tiếp từ não bộ.
Chính vì những lý do kể trên, đột quỵ được xem là một căn bệnh "tử thần" nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời họ cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Bệnh tai biến mạch máu não hay tai biến mạch máu não thoáng qua có chữa được không còn phụ thuộc vào dạng đột quỵ mà bệnh nhân gặp phải. Có hai dạng đột quỵ phổ biến hiện nay là:
Bên cạnh đó, có những cơn đột quỵ chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ và được gọi là thiếu máu não. Tuy nhiên, dù có bị tai biến ở mức độ nào thì cũng không thể chủ quan mà bỏ qua việc theo dõi và điều trị.
Trên thực tế, bệnh tai biến mạch máu não có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là ở những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, thừa cân, béo phì, người có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc nghiện thuốc lá hay tai biến mạch máu não ở người cao tuổi. Những đối tượng kể trên có nguy có bị đột quỵ cao hơn nhiều so với người bình thường.
Thông thường, bệnh nhân bị đột quỵ sau khi trải qua cơn nguy kịch có thể sẽ gặp phải một số di chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau này. Để giải đáp thắc mắc bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không, trước tiên bạn nên nắm rõ về các mức độ biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân đột quỵ như:
Ngoài ra, người bệnh tai biến mạch máu não có thể gặp phải tình trạng mất cảm giác, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi của bản thân…
Những biến chứng của đột quỵ vừa kể trên không chỉ đe dọa tới sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chính bản thân họ và người thân trong gia đình. Vậy bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không hay bệnh nhân bị đột quỵ có phục hồi được không đang là thắc mắc của rất nhiều người.
Thực tế, bác sĩ cũng không thể khẳng định chắc chắn về khả năng bình phục hoàn toàn của người bệnh tai biến mạch máu não. Để tiên lượng được khả năng khỏi bệnh của từng người, cần dựa vào nhiều yếu tố như: Vị trí và mức độ tổn thương tại não bộ, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh nền nào hay không, độ tuổi của người bệnh… Ngoài ra, với những người bệnh được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ bình phục sẽ cao hơn. Và đây chính là lý do giải thích vì sao bệnh nhân bị đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Tùy vào biến chứng mà mỗi bệnh nhân tai biến phải đối mặt, họ sẽ được hướng dẫn điều trị phục hồi theo phác đồ phù hợp. Chẳng hạn như người nhân bị mất khả năng nói sẽ được chỉ định tập luyện với các chuyên gia ngôn ngữ liệu pháp để phục hồi chức năng này tốt nhất. Trong khi đó, bệnh nhân bị mất hoặc giảm khả năng vận động sẽ được đề nghị điều trị vật lý trị liệu hay điều trị tai biến mạch máu não bằng đông y để cải thiện tình trạng này.
Đặc biệt, ý chí của người bệnh tai biến cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng để quyết định khả năng phục hồi của họ. Do đó, người thân trong gia đình nên thường xuyên động viên, khích lệ để người bệnh có động lực và cảm thấy thoải mái khi điều trị sau đột quỵ.
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên biết khi chăm sóc người bệnh đột quỵ để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe của họ được tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức khỏe của bệnh nhân tai biến có thể phục hồi rất tốt trong khoảng 3 - 4 tháng đầu sau đột quỵ. Do vậy, bạn cần tận dụng thời điểm vàng này để chăm sóc, hỗ trợ người bệnh kết hợp điều trị và thực hiện vật lý trị liệu. Điều này sẽ làm thuyên giảm đáng kể các biến chứng và giúp chức năng của các cơ quan phục hồi nhanh nhất.
Nhiều người thắc mắc rằng người bệnh bị tai biến sau 1 - 2 năm có phục hồi được không? Như đã nói, thời gian bình phục của mỗi người là không giống nhau. Chính vì thế, bạn cũng không cần quá lo lắng nếu người thân của bạn bình phục chậm hơn so với người khác, thời gian phục hồi sức khỏe của mỗi người bệnh là khác nhau.
Trầm cảm là một trạng thái tâm lý mà nhiều bệnh nhân tai biến gặp phải. Họ thấy chán nản và mệt mỏi vì tình trạng sức khỏe của mình, cảm thấy tiêu cực khi phải phụ thuộc vào người thân trong sinh hoạt hàng ngày. Tâm lý này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và kéo dài thời gian bình phục.
Do vậy, người thân nên dành nhiều thời gian để trò chuyện và động viên người bệnh, giúp họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn. Bởi việc giữ được tâm lý lạc quan sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe người bệnh.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào thắc mắc bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? Trên thực tế, khả năng bình phục của mỗi người bệnh là không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong khoảng thời gian này, người bệnh hãy cố gắng thả lỏng tinh thần, giữ vững tâm lý lạc quan và luôn kiên trì.
Xem thêm:
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: medlatec.vn