Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của măng le

Thanh Hương

26/03/2025
Kích thước chữ

Măng le là một trong những loại măng rừng được yêu thích nhờ hương vị ngọt bùi, giòn ngon lại giàu dinh dưỡng. Trong bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn khám phá thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của măng le rừng.

Măng le rừng từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt nhờ hương vị thơm ngon lại tốt cho sức khỏe. Vậy trong số các loại măng, măng le có gì đặc biệt? Hãy cùng khám phá nguồn gốc, đặc điểm, thành phần dinh dưỡng và những lợi ích sức khỏe của măng le rừng ngay bây giờ.

Măng le - Loại măng rừng sạch và giàu dinh dưỡng

Măng le rừng là phần non của cây le. Đây là một loài thuộc họ tre nứa, phát triển mạnh trên vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên. Cây le rừng chủ yếu xuất hiện ở những vùng núi như Phú Cường, Tây Nguyên, núi Dinh.

Loài thực vật này có một điều đặc biệt là dù bị đốt cháy, vẫn có thể tái sinh nhanh chóng. Mùa măng le thường bắt đầu vào đầu mùa mưa, khi những chồi non mọc lên mạnh mẽ sau mỗi cơn mưa. So với các loại măng khác, măng le rừng được đánh giá là một trong những loại ngon nhất. Nó có phần ruột đặc, ngọt giòn tự nhiên, không đắng và đậm đà hương vị núi rừng.

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của măng le 1
Măng le rừng được coi là một loại thực phẩm sạch

Các loại măng le rừng trên thị trường

Măng le rừng được chế biến thành nhiều dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng:

  • Măng le tươi: Đây là món ăn phổ biến trong bữa cơm của người dân Tây Nguyên. Măng tươi nên được sử dụng ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo độ giòn, ngọt. Bạn có thể dùng măng le tươi để luộc, xào với đậu phộng, hoặc kho thịt, hầm xương, nấu canh chua đều rất ngon.
  • Măng khô được cắt lát và phơi khô từ măng tươi. Dù không giữ được vị tươi nguyên như măng sống, nhưng măng khô lại có hương vị đậm đà đặc trưng. Đặc biệt, loại măng này rất thích hợp để làm quà biếu vì dễ bảo quản.
  • Măng le ngâm chua cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Khi lên men tự nhiên, măng có độ chua dịu, không bị mềm mà giòn sật, rất kích thích vị giác.

Thành phần dinh dưỡng của măng le rừng

Măng le rừng không chỉ giàu chất xơ mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần dinh dưỡng có trong loại măng này gồm:

  • Chất xơ chiếm khoảng 4,24 %;
  • Carbohydrates chiếm khoảng 6,51 %;
  • Tinh bột chiếm khoảng 0,27 %;
  • Chất béo chiếm khoảng 0,50 %;
  • Protein chiếm khoảng 3,64 %;
  • Amino axit chiếm khoảng 3,57 %;
  • Vitamin C chiếm khoảng 4.80 %;
  • Vitamin E chiếm khoảng 0,52 %.

Măng le là một loại măng rừng sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, không chịu tác động của hóa chất hay phân bón trong quá trình phát triển. Nhờ mọc hoang trong rừng, măng le hấp thụ dưỡng chất từ đất đai màu mỡ. Điều này giúp măng le có độ an toàn cao, phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng.

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của măng le 2
Măng le có thể được dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô

Lợi ích sức khỏe của măng le rừng

Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, măng le rừng còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là những công dụng nổi bật của măng le rừng đối với người dùng:

Bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa

Măng le rừng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ trong loại măng này còn giúp kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa trong thành mạch, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch. Cũng chính chất xơ trong măng le tạo môi trường lý tưởng cho hệ vi khuẩn đường ruột phát triển khỏe mạnh. Đối với những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa, bổ sung măng le vào chế độ ăn có thể giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn.

Măng le tốt cho huyết áp và tim mạch

Hàm lượng kali và selen cao trong măng le giúp điều hòa huyết áp, cải thiện lưu thông máu và loại bỏ cholesterol xấu. Điều này giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác.

Măng le tốt cho hệ hô hấp

Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, măng le rừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian giúp giảm ho, trị viêm phế quản, hen suyễn và khó thở. Một bài thuốc phổ biến là luộc măng le với mật ong, giúp long đờm, làm dịu cổ họng và giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh hô hấp gây ra. Đây chính là điều khác biệt của măng le so với các loại măng khác.

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của măng le 3
Măng le còn được dùng trong bài thuốc chữa bệnh

Măng le giúp thanh nhiệt, giải độc

Theo Đông y, măng le có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Ăn măng le thường xuyên có thể giảm nguy cơ nóng trong, nổi mụn nhọt. Thực phẩm này nếu chế biến theo cách hợp lý có thể hỗ trợ quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể. Đặc biệt vào mùa hè, việc sử dụng măng le trong bữa ăn giúp cơ thể dễ chịu hơn, giảm cảm giác nóng bức.

Măng le giúp tăng đề kháng, làm chậm lão hóa

Măng le rừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và flavonoid. Những thành phần này giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. Các chất chống oxy hóa này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, giữ cho làn da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Với lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ, măng le rừng là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn giảm cân một cách tự nhiên. Chất xơ trong măng giúp tạo cảm giác no lâu, giảm cơn thèm ăn. Từ đó, bạn có thể dễ dàng kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Nhờ hàm lượng đường và carbohydrate thấp, măng le là một thực phẩm lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong măng giúp ổn định đường huyết, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Nhờ đó nó giúp giảm nguy cơ tăng chỉ số đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, măng le còn giúp cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của măng le 4
Mặc dù là thực phẩm sạch nhưng không phải ai cũng có thể ăn măng le

Ai không nên ăn măng le rừng?

Mặc dù măng le là thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất, nhưng không phải ai cũng có thể thoải mái thưởng thức thực phẩm này. Dưới đây là nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn măng le để phòng ngừa tác động tiêu cực đến sức khỏe:

  • Các loại măng nói chung chứa hàm lượng purin cao, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric, gây sưng viêm và đau đớn. Bệnh nhân gout nếu ăn măng thường xuyên có thể bị tái phát cơn đau cấp.
  • Mặc dù măng có một số khoáng chất tốt cho xương, nhưng nó cũng chứa axit oxalic, chất có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi. Người thiếu canxi không nên ăn măng le thường xuyên.
  • Măng có tính hàn và nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược hoặc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn măng để tránh kích thích dạ dày.
  • Măng có thể làm giãn mạch máu, khiến huyết áp giảm xuống. Với những người bị huyết áp thấp, ăn nhiều măng có thể gây chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi hoặc thậm chí ngất xỉu.

Măng le rừng không chỉ là một đặc sản dân dã của Tây Nguyên mà còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Với hương vị ngọt, giòn ngon, măng le có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như măng luộc, xào thịt, nấu canh chua, hầm xương,... Đây là nguyên liệu tuyệt vời giúp bữa cơm thêm phong phú và góp phần nâng cao sức khỏe của gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin