Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi có cảm giác tim đập mạnh, dồn dập trong lồng ngực, bạn sẽ thắc mắc không hiểu nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, liệu bạn có bị bệnh tim không? Và nếu hiện tượng trên xuất hiện nhiều lần, bạn có gặp nguy hiểm gì không? Cách khắc phục ra sao?
Tim đập mạnh đi kèm khó thở là hiện tượng thường gặp phải, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đôi khi, những triệu chứng này là do vận động quá sức nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Hãy tham khảo mọi thông tin cần thiết về tình trạng này trong bài viết sau đây.
Khi bạn cảm thấy tim đập nhanh, dồn dập trong lồng ngực, đánh trống ngực, hụt hơi, hồi hộp, thậm chí bạn có cảm giác tim đập ở cả vùng cổ họng hoặc ở ngực thì bạn đã gặp các triệu chứng của tình trạng tim đập mạnh.
Cảm giác tim đập mạnh có thể xảy ra lúc vận động hoặc khi nghỉ ngơi.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng tim đập mạnh bất thường như các bệnh lý tại tim hoặc ngoài tim, yếu tố tâm lý. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
Nếu trường hợp tim đập mạnh do sinh lý, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bạn không cần lo ngại vì đây là đáp ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đối phó với các tác nhân bên ngoài, cảm xúc tiêu cực của bản thân cũng như đối phó tình huống bất lợi ở thời điểm hiện tại. Với trường hợp này, khi tâm lý ổn định lại thì nhịp tim sẽ về bình thường nên chưa cần thiết phải điều trị.
Thông thường, trường hợp này chưa cần thăm khám chuyên khoa vì cảm giác tim đập mạnh sẽ không xảy ra thường xuyên và chỉ thoáng qua vài giây. Nhưng nếu bạn đã có tiền sử về bệnh tim hoặc tim đập mạnh xảy ra thường xuyên và ngày càng tệ hơn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân cho hiện tượng này bằng cách chỉ định xét nghiệm, siêu âm,...
Nếu tim đập mạnh, nhanh đi kèm các triệu chứng sau thì bạn nên được cấp cứu ngay:
Thông thường nhịp tim mạnh, nhanh chỉ gây ra một vài biến chứng nhẹ. Đối với người có bệnh về tim mạch, có thể gặp các biến chứng nặng như sau:
Triệu chứng tim đập mạnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy từng nguyên nhân gây nên hiện tượng tim đập mạnh mà có cách điều trị khác nhau, có thể chỉ cần thay đổi lối sống hoặc có trường hợp sẽ phải dùng thuốc điều trị hoặc can thiệp lên hệ thống điện tim.
Việc điều trị cần kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp Tây y cùng với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và lối sống lành mạnh, tâm lý ổn định.
Sau đây là một số phương pháp có thể làm giảm triệu chứng tim đập mạnh:
Để tránh lo lắng, căng thẳng và giữ tâm lý ổn định, bạn hãy luyện các bài tập như hít sâu thở chậm, tập yoga, ngồi thiền, đi bộ hay xông tinh dầu thư giãn,... Hãy thực hiện các bài tập mỗi ngày ít nhất 30 phút và duy trì 5 ngày/tuần. Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia. Nên ăn các thực phẩm có hàm lượng Omega-3 cao như cá biển, hạt ngũ cốc, một số loại đậu; tăng cường rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin C; cần hạn chế thức ăn nhiều đường, muối và nhiều dầu mỡ. Không dùng thuốc cảm cúm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Giải pháp bao gồm dùng thuốc Tây và can thiệp phẫu thuật. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây tim đập mạnh thích hợp, kết hợp với dùng thuốc giảm triệu chứng như nhóm chẹn beta giao cảm với biệt dược thường dùng nhất là Concor, Betaloc; thuốc chẹn kênh Calci như Diltiazem, Tildiem,… Sau khi dùng thuốc nhưng vẫn không thể kiểm soát nhịp tim, các biện pháp khác sẽ được khuyến cáo bao gồm đốt điện tim, đặt máy khử rung tim hay cấy máy tạo nhịp tim.
Theo một số nghiên cứu, một số loại thảo dược như khổ sâm có công dụng làm giảm ức chế sự tăng tiết adrenalin, giảm tính kích thích cơ tim, điều chỉnh hệ thống điện tim và ổn định hệ thần kinh tim, từ đó giúp làm giảm và ổn định nhịp tim, phòng tránh xảy ra các cơn loạn nhịp. Người bệnh tim mạch có thể dùng kết hợp khổ sâm cùng nhiều thảo dược khác tốt cho tim để giảm và ngăn ngừa triệu chứng tim đập mạnh.
Nhìn chung, nếu bạn bị khó thở và tim đập mạnh và muốn biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác.
Xem thêm: Chu kì hoạt động của tim và các bệnh liên quan cần biết
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.