Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm bể thận là bệnh lý có nguyên nhân do nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, nhằm ngăn ngừa dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm bể thận qua bài viết dưới đây.
Viêm bể thận xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn (thường gặp nhất là gram âm) ở đường tiết niệu, gây ra nhiễm trùng. Bệnh được phân loại thành hai tình trạng là viêm thận bể thận cấp tính và mãn tính.
Viêm bể thận cấp xảy ra khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đột ngột, diễn tiến nhanh và nguy hiểm. Nguyên nhân là do lúc này vi khuẩn di truyền ngược chiều theo đường tiểu, từ bàng quang, đến niệu quản rồi bể thận, sau đó đi vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết.
Ở bệnh nhân bị viêm thận bể thận mạn, lúc này xuất hiện tình trạng tổn thương mạn tính ở nhu mô và mô kẽ của thận. Bệnh sau đó sẽ tiến triển đến quá trình viêm đài bể thận, tái đi tái lại dai dẳng, dẫn đến phá hủy và xơ hóa cấu trúc thận, cuối cùng gây ra suy thận.
So với tình trạng cấp tính thì viêm bể thận mạn hiếm gặp hơn, tập trung chủ yếu ở đối tượng trẻ em, người bị tắc nghẽn đường tiểu (do bẩm sinh hoặc mắc phải).
Triệu chứng viêm bể thận thường xuất hiện sau khoảng 2 ngày ủ bệnh, bao gồm các biểu hiện sau:
Đặc biệt, một số triệu chứng đi kèm khi nhiễm trùng đường tiểu gây ra viêm bể thận có thể bao gồm như buồn nôn, nôn mửa, đau nhức, mệt mỏi, ớn lạnh, gai rét, sốt rét run, rối loạn tâm thần. Triệu chứng xảy ra ở trẻ em và người lớn tuổi có thể khác so với các nhóm đối tượng còn lại, ví dụ như ở người lớn tuổi thường chỉ gặp rối loạn tâm thần.
Đặc biệt, viêm thận bể thận mạn tính thường diễn tiến chậm và kéo dài, có thể chỉ gặp các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, từ đó làm người bệnh khó khăn trong việc cảm nhận cơ thể đang có dấu hiệu bất thường.
Viêm bể thận thường khởi phát sau khi có nhiễm trùng ở đường tiết niệu dưới (như viêm bàng quang) mà không được chữa trị kịp thời. Ban đầu, vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào niệu đạo, nhân lên về số lượng và di chuyển lên bàng quang. Tiếp theo, vi khuẩn di chuyển ngược từ niệu quản đến thận.
Nhóm vi khuẩn gram âm thường được xác định là nguyên nhân gây viêm bể thận bao gồm E.Coli, Enterobacter, Klebsiella và Proteus mirabilis. Không chỉ vậy một số vi khuẩn gram dương hiếm gặp hơn nhưng tụ cầu, liên cầu,... vẫn có thể là tác nhân gây bệnh.
Trên thực tế, bất kỳ nguyên nhân nào làm chặn dòng chảy bình thường của nước tiểu đều có khả năng gây viêm bể thận cấp tính. Đặc biệt là nhóm người có bất thường về cấu trúc đường tiết niệu (thay đổi hình dạng, kích thước), sẽ có nguy cơ viêm bể thận cấp cao hơn.
Đặc biệt hơn, cấu trúc niệu đạo ở nữ ngắn hơn nam, do đó vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người nữ sẽ dễ hơn. Chính điều này làm phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và có nguy cơ cao dẫn đến viêm bể thận cấp tính.
Yếu tố nguy cơ mắc phải viêm thận bể thận cấp bao gồm:
Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như nội soi bàng quang, phẫu thuật tiết niệu, sử dụng ống thông tiểu catheter, sử dụng một số thuốc hay tổn thương thần kinh.
Yếu tố nguy cơ thường dẫn đến viêm bể thận mãn tính là tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu. Tắc nghẽn ở đây có thể do nhiễm trùng đường tiểu, bất thường đường tiết niệu hoặc trào ngược bàng quang niệu quản.
Trường hợp viêm bể thận mức độ nhẹ, người mắc bệnh thận này sẽ được chỉ định dùng kháng sinh và cho điều trị ngoại trú. Nếu bệnh diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân rét run hoặc điều trị bằng kháng sinh từ 3 đến 5 ngày mà không thuyên giảm, khi đó nhập viện là điều cần thiết.
Trước khi cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để tìm vi khuẩn gây bệnh. Trong thời gian chờ kết quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, theo dõi đáp ứng và điều chỉnh lại kháng sinh khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn.
Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh bằng đường uống trong khoảng 14 ngày. Nếu các triệu chứng viêm bể thận không thuyên giảm sau 3-5 ngày điều trị bằng kháng sinh (như tình trạng nhiễm trùng còn rõ, vẫn còn sốt, nước tiểu đục, mất nước,…), bệnh nhân cần được nhập viện điều trị.
Một số kháng sinh có thể được chỉ định trong điều trị viêm bể thận như:
Trường hợp bệnh nhân tiến triển nặng, không đáp ứng điều trị, bệnh nhân đang mang thai, người có nhiều bệnh lý đi kèm cần phải được nhập viện để điều trị viêm bể thận.
Phụ nữ có thai cần phải được nhập viện điều trị viêm bể thận. Việc này thường khó khăn hơn do khi điều trị phải đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Phụ nữ có thai được chỉ định điều trị kháng sinh beta-lactam trong ít nhất 24 giờ, đến khi các triệu chứng dần cải thiện.
Để phòng ngừa viêm bể thận khi mang thai, thai phụ nên cấy nước tiểu trong thời gian từ tuần thứ 12 đến 16 trong thai kỳ. Việc này giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, ngay cả khi không có triệu chứng.
Viêm bể thận có thể tiến triển đến tình trạng tắc nghẽn thận hoặc nguy cơ nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn. Khi đó, tiên lượng tử vong ở bệnh nhân là rất cao.
Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị tình trạng tắc nghẽn do vật cản hoặc bất thường cấu trúc trong thận. Phẫu thuật cũng có thể giúp dẫn lưu ổ áp xe không đáp ứng với kháng sinh. Trong trường hợp nặng hơn, cắt bỏ thận có thể là cần thiết.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh lý viêm bể thận về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Việc biết cách phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiểu là rất cần thiết, giúp hạn chế nguy cơ khởi phát bệnh. Việc thường xuyên uống đủ nước, vệ sinh cơ quan sinh dục và thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe hệ thận niệu nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung.
Xem thêm: Teo tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.