Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Xem theo bộ phận cơ thể/
  4. Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Giãn tĩnh mạch hình thành trong tĩnh mạch sâu ở chân thường khó nhìn thấy được từ bên ngoài. Bệnh có thể gây ra nhiều khó chịu, sưng và đau ở chân. Mặc dù tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân phần lớn là vô hại nhưng khi có sự xuất hiện của huyết khối tĩnh mạch sâu, một biến chứng thường được quan tâm nhất, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?

Có hai loại tĩnh mạch chính phân bố ở chân. Các tĩnh mạch nông nằm gần bề mặt da, trong khi các tĩnh mạch sâu nằm trong mô cơ. Tĩnh mạch sâu dẫn máu đi một chiều đến tĩnh mạch chủ, một tĩnh mạch lớn vận chuyển máu đến tim.

Máu trong tĩnh mạch của chân hoạt động chống lại trọng lực để trở về tim. Máu được vận chuyển lên tim bằng van một chiều trong tĩnh mạch. Khi cơ chân co lại và ép chặt các tĩnh mạch sâu, các van tĩnh mạch bên trong mở ra. Khi cơ chân thư giãn, các van đóng lại, ngăn dòng máu phụt ngược.

Khi các van một chiều bị suy yếu hoặc tổn thương, máu có thể bị ứ đọng lại trong tĩnh mạch, khiến chúng trở nên giãn ra. Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài có thể tăng tình trạng ứ đọng máu, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Các triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, bao gồm:

  • Đau hoặc nhức chân, đặc biệt là sau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài;
  • Phù ở chân;
  • Cảm giác nặng nề và mỏi cơ ở chân;
  • Chuột rút ở chân khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Cảm giác chân như có kiến bò, nóng rát.

Các triệu chứng có thể tăng nhiều hơn ở một số phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có nhiều khả năng hình thành cục máu đông (huyết khối). Điều quan trọng là thăm khám bác sĩ và nói về tình trạng bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ đánh giá và theo dõi bạn về các rối loạn đông máu như:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Những người bị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu, đó là cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể bạn.
  • Thuyên tắc phổi: Huyết khối ở tĩnh mạch sâu có thể di chuyển theo dòng máu và mắc kẹt trong phổi của bạn. Thuyên tắc phổi là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được điều trị khẩn cấp.
Suy giãn TMCD 4 .jpeg
Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới có thể gây biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nêu trên bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu da hoặc tĩnh mạch:

  • Chảy máu;
  • Thay đổi màu sắc;
  • Đau, đỏ da hoặc sờ vào thấy nóng;
  • Sưng phù.

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới xảy ra khi thành tĩnh mạch của bạn bị yếu đi. Áp lực trong tĩnh mạch tăng lên, các thành mạch yếu đi sẽ khiến tĩnh mạch của bạn trở nên giãn to. Khi tĩnh mạch của bạn căng ra, các van giữ cho máu di chuyển theo một chiều trong tĩnh mạch không thể hoạt động như bình thường. Máu chảy chậm và ứ đọng lại trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch sưng lên, phồng lên và xoắn lại.

Thành và van tĩnh mạch có thể trở nên yếu vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Hormon;
  • Tính chất gia đình;
  • Quá trình lão hóa;
  • Thừa cân;
  • Mang thai;
  • Quần áo chật;
  • Táo bón mạn tính;
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian lâu.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)