Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Giãn tĩnh mạch thực quản thường gặp ở đoạn xa tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thường thấy trong xơ gan. Chúng có thể gây chảy máu số lượng rất nhiều nhưng không gây ra các triệu chứng khác. Chẩn đoán qua nội soi thực quản – dạ dày. Điều trị chủ yếu bằng thắt vòng cao su và tiêm tĩnh mạch octreotide. Đôi khi cần phải thực hiện phẫu thuật nối thông 2 hệ tĩnh mạch cửa.
Giãn tĩnh mạch thực quản là hiện tượng các tĩnh mạch phình to bất thường trong ống nối cổ họng và dạ dày (thực quản). Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất ở những người mắc các bệnh nghiêm trọng về gan.
Giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra khi dòng máu bình thường đến gan bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc mô sẹo trong gan. Để đi quanh chỗ tắc nghẽn, máu chảy vào các mạch máu nhỏ hơn. Các mạch máu này bình thường không thể chứa một lượng máu lớn, dẫn đến rò rỉ máu hoặc thậm chí bị vỡ, gây xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là hệ quả từ một số bệnh lý, chủ yếu là xơ gan. Nếu áp lực tĩnh mạch cửa duy trì cao hơn áp lực tĩnh mạch chủ trên trong 1 khoảng thời gian nhất định, tuần hoàn bàng hệ sẽ xuất hiện. Tuần hoàn bàng hệ nguy hiểm nhất xảy ra ở thực quản đoạn xa và phình vị, gây tĩnh mạch dưới niêm mạc nổi rõ và chứa đầy máu được gọi là búi giãn tĩnh mạch.
Những búi giãn này phần nào làm giảm bớt áp lực tĩnh mạch cửa, nhưng có thể vỡ bất kí lúc nào gây xuất huyết tiêu hoá nghiêm trọng. Yếu tố kích hoạt cho việc vỡ các búi giãn này hiện vẫn chưa rõ, nhưng hầu như không bao giờ xảy ra chảy máu trừ khi áp lực tĩnh mạch cửa/chủ > 12 mmHg. Tình trạng rối loạn đông máu trong bệnh lý gan cũng có thể gây xuất huyết dễ dàng hơn.
Giãn tĩnh mạch thực quản thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trừ khi xuất huyết, bao gồm:
Bác sĩ có thể nghi ngờ giãn tĩnh mạch thực quản nếu bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh gan, như:
Biến chứng nghiêm trọng nhất của giãn tĩnh mạch thực quản là xuất huyết. Khi đã từng bị đợt xuất huyết, nguy cơ tái phát sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu mất quá nhiều máu, bệnh nhân có thể bị sốc, dẫn đến tử vong.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Giãn tĩnh mạch thực quản đôi khi do dòng máu đến gan bị tắc nghẽn, thường là do mô sẹo ở gan trong bệnh gan gây ra. Lưu lượng máu bắt đầu chảy ngược, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cửa) mang máu đến gan.
Sự gia tăng áp lực này (tăng áp lực tĩnh mạch cửa) buộc máu phải đi qua các con đường khác qua là tĩnh mạch nhỏ hơn, như tĩnh mạch ở phần thấp nhất của thực quản. Những tĩnh mạch có thành mỏng này căng phồng do lượng máu dồn về tăng lên, có thể dẫn đến bị vỡ và chảy máu.
Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch thực quản bao gồm:
1. https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/gastrointestinal-bleeding/varices
2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/esophageal-varices/diagnosis-treatment/drc-20351544
3. https://www.drugs.com/cg/esophageal-varices-aftercare-instructions.html
Giãn tĩnh mạch thực quản có thể là một tình trạng nghiêm trọng, với chảy máu là nguy cơ lớn nhất. Không phải ai bị giãn tĩnh mạch thực quản cũng sẽ chảy máu, nhưng có khoảng 50% trường hợp sẽ xảy ra chảy máu. Nguy cơ này tăng cao khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng, đặc biệt là khi áp lực này tăng do bệnh gan mãn tính, khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Những người bị xơ gan phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác, nhưng chảy máu giãn tĩnh mạch thực quản là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện và tử vong. Tỷ lệ tử vong do một đợt chảy máu giãn tĩnh mạch là khoảng 20%, và chảy máu thường có khả năng tái phát.
Bạn có thể không nhận ra mình bị giãn tĩnh mạch thực quản cho đến khi được bác sĩ kiểm tra. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc xơ gan, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thực hiện các cuộc sàng lọc giãn tĩnh mạch thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mình mắc bệnh gan, ngay cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển.
Có thể điều trị giãn tĩnh mạch thực quản bằng nhiều phương pháp khác nhau để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng chảy máu. Hầu hết các phương pháp điều trị tập trung vào việc kiểm soát các biến chứng liên quan. Thông thường, giãn tĩnh mạch thực quản không tự giảm hoặc biến mất trừ khi áp lực tĩnh mạch cửa được giảm bớt. Việc giảm áp lực này phụ thuộc vào tình trạng cơ bản gây ra giãn tĩnh mạch.
Tuổi thọ của người bị giãn tĩnh mạch thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm việc có bị chảy máu hay không và mức độ tiến triển của bệnh gan. Khoảng 50% người bị giãn tĩnh mạch thực quản sẽ trải qua chảy máu, nhưng các yếu tố khác liên quan đến bệnh gan cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ. Khi bệnh gan tiến triển đến giai đoạn suy gan, mà không có ghép gan, thường dẫn đến tử vong.
Tình trạng bệnh gan ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hồi phục sau chảy máu, với tỷ lệ tử vong từ 10% ở giai đoạn sớm đến hơn 70% ở giai đoạn tiến triển. Thống kê cho thấy, nguy cơ tử vong sau lần chảy máu đầu tiên là 20%, khoảng 40% trường hợp chảy máu có thể tự ngừng mà không cần điều trị, và 90% trường hợp có thể kiểm soát bằng thắt vòng. Tuy nhiên, nguy cơ chảy máu tái phát là 60%, với nguy cơ tử vong do chảy máu thứ hai là 30%. Tỷ lệ sống sót sau một năm cho người bị xơ gan và chảy máu là 50%.
Mục tiêu chính của điều trị giãn tĩnh mạch thực quản là kiểm soát tình trạng chảy máu hiện tại, ngăn ngừa chảy máu tái phát trong tương lai, và giảm áp lực tĩnh mạch cửa hoặc ngăn ngừa tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn nếu có thể.
Hỏi đáp (0 bình luận)