Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Thị Xoan

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Mụn trứng cá là một bệnh ngoài da thường gặp, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ mãn kinh, người tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi,... Bệnh nhân có thể để làm giảm sự hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm viêm, giảm hình thành nhân mụn, giảm lượng vi khuẩn gây mụn và bình thường hóa quá trình sừng hóa.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung mụn trứng cá

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là sự hình thành của mụn bọc, sẩn, mụn mủ, nốt sần và/hoặc u nang do sự tắc nghẽn và viêm đơn vị nang lông tuyến bã (nang lông và tuyến bã nhờn đi kèm). Mụn thường mọc ở mặt và phần thân trên.

Mụn thường do 4 yếu tố sau tạo thành:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.

  • Bã nhờn gây bít tắc nang lông và tế bào sừng.

  • Vi khuẩn kị khí Propionibacterium acnes phát triển quá mức.

  • Sản xuất quá mức các chất trung gian gây viêm.

Mụn trứng cá được phân thành 2 loại:

Mụn không viêm

Mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Hình thành do sự tắc nghẽn chất bã ở nang lông. Được gọi là mụn đầu đen (nang lông mở trên bề mặt da) và mụn đầu trắng (nang lông đóng trên bền mặt da).

Nhân mụn đầu đen thì dễ lấy nhưng nhân mụn đầu trắng lại khó lấy hơn. Mụn đầu trắng thường là tiền thân của mụn viêm.

Mụn viêm

Bao gồm sẹo, mụn mủ, u nang và nốt sần. Hình thành do vi khuẩn Propionibacterium acnes tạo ra các mụn có nhân đóng, phá vỡ chất nhờn thành acid béo tự do gây kích ứng biểu mô nang lông, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm gây ra bởi bạch cầu trung tính, lympho bào và làm phá vỡ lớp biểu mô. Việc các nang viêm vỡ đi vào lớp hạ bì tạo nên các phản ứng viêm mạnh hơn, hình thành nốt sần và mụn mủ.

Triệu chứng mụn trứng cá

Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cá

Mụn đầu trắng là các tổn thương có màu da hay màu trắng, đường kính từ 1 – 3 mm; mụn đầu đen có hình dáng tương tự nhưng phần trung tâm thường thẫm màu.

Nốt sần và u nang có thể gây đau.

Sẩn và mụn bọc là những tổn thương có màu đỏ, đường kính từ 2 – 5 mm, tương đối sâu.

Các nốt sần tương đối lớn và sâu hơn sẩn. U nang là những nốt mềm, hiếm khi hình thành áp xe sâu. Mụn trứng cá dạng nang để lâu ngày thường gây ra sẹo và rỗ trên mặt.

Mụn bọc thường là dạng nặng nhất của mụn trứng cá, nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới. Mụn bọc thường gây áp xe và mủ, mụn thường rò mũ, gây sẹo lồi hay sẹo phì đại. Phần lưng và ngực của bệnh nhân cũng có những thương tổn nặng. Cánh tay, mông, bụng và da đầu đều có thể bị.

Mụn trứng cá bộc phát (fulminans) là những tổn thương dạng cấp tính, có kèm sốt, đặc trưng bằng sự xuất hiện đột ngột của thương tổn dạng áp xe cho đến hoạt tử xuất huyết. Có thể có cả tăng bạch cầu và sưng đau khớp.

Viêm da mủ vùng mặt (rosacea fulminans) thường xuất hiện đột ngột trên mặt, đặc biệt là ở những phụ nữ trẻ tuổi. Nó có thể tương tự như mụn trứng cá bộc phát, bao gồm các mảng hồng ban, mụn mủ mọc ở trán, má và cằm.

Tác động của mụn trứng cá đối với sức khỏe

Mụn trứng cá là bệnh da liễu phổ biến, không gây nguy hiểm nhưng làm người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân mụn trứng cá

Nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá

Ở giai đoạn dậy thì, androgen kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn và quá trình sừng hóa phát triển quá mức. Ngoài ra, một số yếu tố cũng có thể làm khởi phát mụn như sự thay đổi nội tiết, sử dụng mỹ phẩm, xà phòng không phù hợp.

Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa sữa và chế độ ăn có nhiều glycemic với sự khởi phát mụn.

Ánh sáng mặt trời có tác dụng chống viêm, mụn trứng cá có thể giảm đi vào mùa hè.

Một số loại thuốc như corticosteroid, phenytoin, lithium và isoniazid có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh mụn trứng cá

Bi mụn trứng cá bao lâu mới hết?

Thời gian để mụn trứng cá hết hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại mụn, mức độ nghiêm trọng, cách chăm sóc da, và phương pháp điều trị. Theo các chuyên gia da liễu chia sẻ, đối với những trường hợp có can thiệp điều trị mụn trứng cá ngay từ sớm khi mụn mới hình thành thì khả năng hồi phục sau đó rất nhanh, các tổn thương trên da cũng nhanh chóng lành lại và ít có các di chứng kém thẩm mỹ do mụn để lại như sẹo lõm, sẹo lồi hay những vết thâm đen, thâm đỏ.

Xem thêm thông tin: Mụn trứng cá bao lâu mới hết?

Mụn trứng cá mủ có nguy hiểm không?

Phân biệt mụn trứng cá và mụn nhọt khác nhau như thế nào?

Người bị mụn trứng cá có nên dùng sữa rửa mặt hay không?

Vì sao bạn bị nổi mụn trứng cá gần miệng?

Hỏi đáp (0 bình luận)