Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Suy nhược cơ thể là cảm giác cơ thể mệt mỏi, uể oải, không thể vận động đúng cách. Suy nhược cơ thể có thể là biểu hiện hoặc dấu hiệu nhận biết một bệnh nào đó. Đôi khi suy nhược cơ thể là do sự thiết hụt dinh dưỡng hoặc nghỉ ngơi chưa đủ. Hiểu rõ suy nhược cơ thể để biết cách phòng tránh những bệnh có liên quan.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể hay còn gọi tắt là suy nhược. Đây là cảm giác cơ thể mệt mỏi uể oải. Một người bị suy nhược có thể không thể cử động một bộ phận nhất định của cơ thể đúng cách. Suy nhược được mô tả tốt nhất là tình trạng thiếu năng lượng để di chuyển các cơ nhất định hoặc thậm chí tất cả các cơ trong cơ thể.

Một số người bị suy nhược ở một vùng nhất định trên cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân. Những người khác có thể bị suy nhược toàn thân do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc vi rút như cúm hoặc viêm gan.

Suy nhược có thể là tạm thời, nhưng nó là mãn tính hoặc liên tục trong một số trường hợp.

Triệu chứng suy nhược cơ thể

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy nhược cơ thể

Vận động hạn chế, vận động chậm hoặc rung lắc không kiểm soát được, co giật cơ bắp, chuột rút cơ bắp;

  • Mệt mỏi, uể oải tương tự như cảm giác khi bị cúm;
  • Sốt;
  • Đau ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Các triệu chứng khẩn cấp, cần liên hệ chăm sóc y tế:
  • Chóng mặt;
  • Cảm giác lâng lâng;
  • Rối loạn ngôn ngữ, nói khó;
  • Rối loạn thị giác;
  • Đau ngực;
  • Khó thở.

Tác động của suy nhược cơ thể đối với sức khỏe

Suy nhược cơ thể khiến cho cơ thể không đủ tỉnh táo và minh mẫn để thực hiện các công việc trong cuộc sống dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể kéo dài không điều trị dẫn đến nguy cơ bị suy kiệt về sức khỏe, dễ bị nhiễm các bệnh khác trên nền cơ thể bị thiếu hụt sức đề kháng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân suy nhược cơ thể

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Bệnh cúm;
  • Bệnh tuyến giáp;
  • Thiếu máu;
  • Trầm cảm hoặc lo lắng;
  • Thiếu ngủ;
  • Bệnh tiểu đường (kiểm soát kém hoặc không được chẩn đoán);
  • Suy tim sung huyết;
  • Thiếu vitamin B12;
  • Tác dụng phụ của thuốc, thường xảy ra khi dùng thuốc an thần nhẹ để điều trị chứng lo âu;
  • Một số bệnh cơ;
  • Hóa trị liệu;
  • Ung thư;
  • Tổn thương hoặc chấn thương;
  • Bệnh tim;
  • Chấn thương thần kinh hoặc cơ, các bệnh ảnh hưởng đến thần kinh hoặc cơ bắp;
  • Dùng thuốc quá liều;
  • Quá liều vitamin;
  • Thuốc độc.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy nhược cơ thể

Sự khác biệt giữa mệt mỏi và suy nhược là gì?

Mệt mỏi thường ám chỉ cảm giác mệt mỏi, xuất phát từ sự gắng sức về thể chất hoặc tâm lý. Mặt khác, suy nhược ám chỉ tình trạng cơ thể yếu ớt mà một người trải qua mà không liên quan đến bất kỳ loại căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần nào.

Dấu hiệu nhận biết suy nhược toàn thân là gì?

Sự khác biệt giữa suy nhược cơ thể và nhược cơ là gì?

Làm thế nào để phòng ngừa chứng suy nhược cơ thể?

Cảm giác suy nhược cơ cục bộ là như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)