Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Amlodipin (amlodipine).
Loại thuốc
Thuốc chống đau thắt ngực; chống tăng huyết áp; thuốc chẹn kênh calci.
Dạng thuốc và hàm lượng
Amlodipine chỉ định trong các trường hợp sau:
Amlodipin là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chống tăng huyết áp và chống đau thắt ngực.
Cơ chế tác động của Amlodipin là chẹn kênh calci loại L phụ thuộc điện thế từ đó ngăn chặn dòng calci đi vào qua màng tế bào dẫn đến giãn mạch. Thuốc tác động chủ yếu trên cơ trơn mạch máu và có ít tác dụng hơn trên cơ tim. Vì vậy thuốc không làm giảm dẫn truyền nhĩ thất và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co cơ tim.
Amlodipin có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên nên giảm sức cản ngoại vi.
Amlodipin cũng có tác dụng tốt là giảm sức cản mạch máu thận, do đó làm tăng lưu lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận. Vì vậy thuốc cũng có thể dùng để điều trị người bệnh suy tim còn bù. Amlodipin không có ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng amlodipin để điều trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường.
Amlodipin có tác dụng tốt cả khi đứng, nằm cũng như ngồi và trong khi làm việc. Vì amlodipin tác dụng chậm, nên ít có nguy cơ hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ.
Amlodipin được hấp thu tốt qua đường uống, sinh khả dụng khoảng 60% - 80% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 6 đến 12 giờ sau khi uống. Nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được 7 đến 8 ngày sau khi uống thuốc mỗi ngày một lần.
Thể tích phân bố là khoảng 21L/kg thể trọng và tỉ lệ liên kết với protein huyết tương cao (trên 98%).
Amlodipin được chuyển hóa nhiều (khoảng 90%) qua gan thành các chất chuyển hóa không có hoạt tính.
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với 10% hoạt chất gốc và 60% chất chuyển hóa.
Các thuốc gây mê làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của Amlodipin và có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn.
Khi dùng lithi cùng với Amlodipin có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của Amlodipin do ức chế tổng hợp prostaglandin và/hoặc giữ natri và dịch.
Các thuốc liên kết cao với protein (như dẫn chất coumarin, hydantoin...) phải dùng thận trọng với Amlodipin, vì Amlodipin cũng liên kết cao với protein nên nồng độ của các thuốc nói trên ở dạng tự do (không liên kết), có thể thay đổi trong huyết thanh.
Các chất ức chế CYP3A4 mạnh hoặc trung bình (chất ức chế protease, thuốc chống nấm azole, macrolid như erythromycin hoặc clarithromycin, verapamil hoặc diltiazem) có thể làm tăng đáng kể nồng độ Amlodipin, dẫn đến tăng nguy cơ hạ huyết áp.
Chất cảm ứng CYP3A4 (như rifampicin, hypericum perforatum) có thể làm thay đổi nồng độ Amlodipin trong huyết tương. Do đó, nên theo dõi huyết áp và cân nhắc điều chỉnh liều lượng cả trong và sau khi dùng thuốc đồng thời, đặc biệt với các chất gây cảm ứng CYP3A4 mạnh.
Dùng đồng thời với Amlodipin có thể làm tăng nồng độ tacrolimus tromg máu.
Amlodipin có thể làm tăng nồng độ các chất ức chế rapamycin (mTOR) (như sirolimus, temsirolimus và everolimus).
Amlodipin làm tăng nồng độ simvastatin trong máu lên 77%.
Thuốc Amlodipin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Liều khởi đầu: Uống 2,5 - 5 mg x 1 lần/ngày. Liều có thể tăng dần đến 10 mg x 1 lần/ngày, tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân và cách nhau từ 7 – 14 ngày.
Trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 - 17 tuổi: Liều khởi đầu là 2,5 mg x 1 lần/ngày và có thể điều chỉnh lên 5 mg x 1 lần/ngày nếu không đạt được mục tiêu huyết áp sau 4 tuần. Chưa xác định được an toàn và hiệu quả với liều vượt quá 5 mg/ngày.
Bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan: Nên dùng liều khởi đầu thấp hơn (2,5 mg/lần/ngày).
Bệnh nhân suy thận: Không cần chỉnh liều.
Phù cổ chân, buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, chuột rút, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, khó thở, rối loạn thị giác (bao gồm nhìn đôi).
Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực, ngoại ban, ngứa, đau cơ, đau khớp, trầm cảm, thay đổi tâm trạng (bao gồm cả lo lắng), rối loạn giấc ngủ, ù tai, ho, viêm mũi, nôn mửa, khô miệng, rụng tóc, ban xuất huyết, đổi màu da, tăng sắc tố da, mày đay.
Ngoại tâm thu, tăng sản lợi, nổi mày đay, tăng enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm, lactat dehydrogenase), tăng glucose huyết, lú lẫn, hồng ban đa dạng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, phản ứng dị ứng, tăng đường huyết, viêm tụy, viêm dạ dày.
Hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Tần suất, thời gian và/hoặc mức độ nghiêm trọng của cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim cấp có thể tăng lên (mặc dù hiếm gặp), đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn mạch vành nặng khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều thuốc chẹn kênh calci.
Các thuốc chẹn kênh calci, bao gồm Amlodipin, nên được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân suy tim sung huyết, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong trong tương lai.
Amlodipin được chuyển hóa nhiều ở gan và thời gian bán thải trong huyết tương là 56 giờ ở bệnh nhân suy gan, nên thận trọng khi dùng Amlodipin cho bệnh nhân suy gan nặng.
Cần thận trọng khi tiến hành tăng liều cho bệnh nhân cao tuổi.
Thận trọng khi dùng dạng hỗn dịch uống qua ống thông mũi dạ dày hoặc ống thông dạ dày qua da vi thuốc có tính nhầy nhớt nên có thể dính lại trong ống, dẫn đến việc dùng thuốc thấp hơn liều lượng cần thiết.
Thận trọng khi dùng Amlodipin cho bệnh nhân hẹp động mạch chủ, bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
Các thuốc chẹn kênh calci có thể ức chế cơn co tử cung sớm. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng bất lợi cho quá trình sinh đẻ. Khi điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến nguy cơ giảm tưới máu nhau thai do tác động giãn mạch ngoại vi. Do đó, phải tính đến nguy cơ thiếu oxy cho thai nhi nếu gây hạ huyết áp ở người mẹ.
Ở động vật thực nghiệm, thuốc chẹn kênh calci có thể gây quái thai, dị tật xương. Vì vậy, tránh dùng Amlodipin cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Amlodipin được bài tiết qua sữa mẹ. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc đối với trẻ sở sinh chưa được biết rõ. Do đó, không nên sử dụng thuốc trên phụ nữ đang cho con bú.
Amlodipin có thể gây ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Nếu bệnh nhân dùng Amlodipin bị chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi hoặc buồn nôn, khả năng phản ứng của họ có thể bị suy giảm. Bệnh nhân cần được cảnh báo thận trọng, đặc biệt từ lúc bắt đầu điều trị.
Quá liều và độc tính
Quá liều có thể dẫn đến giãn mạch ngoại vi quá mức và nhịp tim nhanh phản xạ. Hạ huyết áp toàn thân rõ rệt và có thể kéo dài, phản ứng sốc với hậu quả tử vong đã được báo cáo.
Cách xử lý khi quá liều
Theo dõi tim mạch bằng điện tâm đồ và điều trị triệu chứng các tác dụng lên tim mạch cùng với rửa dạ dày và cho uống than hoạt. Nếu cần, phải điều chỉnh các chất điện giải.
Trường hợp nhịp tim chậm và blốc tim, phải tiêm atropin 0,5 - 1mg vào tĩnh mạch cho người lớn (với trẻ em, tiêm tĩnh mạch 20 - 50 mcg/kg). Nếu cần, tiêm nhắc lại. Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch 20ml dung dịch calci gluconat ( 9 mg/ml) trong 5 phút cho người lớn; thêm isoprenalin 0,05 - 0,1 mcg/kg/phút hoặc adrenalin 0,05 - 0,3 mcg/kg/phút hoặc dopamin 4 - 5 mcg/kg/phút.
Với người bệnh giảm thể tích tuần hoàn cần truyền dung dịch natri clorid 0,9%. Khi cần, phải đặt máy tạo nhịp tim.
Trong trường hợp bị hạ huyết áp nghiêm trọng, phải tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%, adrenalin. Nếu không tác dụng thì dùng isoprenalin phối hợp với amrinon. Bên cạnh đó kết hợp điều trị triệu chứng.
Khi quên dùng một liều thuốc amlodipin, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã quên trên 12 giờ (so với thời gian dự kiến thông thường) hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tên thuốc: Amlodipin
1) Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015
2) EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/3473/smpc
3) Drugs.com:
https://www.drugs.com/pro/amlodipine.html
https://www.drugs.com/amlodipine.html
Ngày cập nhật: 27/7/2021