Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hai lá phổi của chúng ta có vai trò cung cấp oxy cho cơ thể và loại bỏ khí carbon dioxide trong quá trình hô hấp. Về mặt giải phẫu, phổi là cơ quan xốp chứa đầy không khí nằm ở hai bên lồng ngực. Vậy phổi người nặng bao nhiêu và phổi có phải là cơ quan có trọng lượng lớn nhất trong các tạng không?
Cơ thể chúng ta có hai lá phổi được cấu tạo từ một loại mô đặc biệt giống như bọt biển giúp co giãn dễ dàng trong quá trình hít thở. Với cấu tạo như vậy, phổi người nặng bao nhiêu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời ngay dưới nội dung này!
Phổi của chúng ta là cơ quan chính trong hệ thống hô hấp bao gồm mạng lưới các cơ quan và mô cho phép chúng ta hít thở duy trì sự sống. Vậy phổi nằm ở đâu? Cơ thể mỗi người sẽ có 2 lá phổi, nằm ở vị trí hai bên lồng ngực, có kết cấu xốp và đàn hồi. Thể tích của phổi có sự thay đổi tùy thuộc vào lượng không khí bên trong. Trung bình 2 lá phổi có thể chứa từ 4500 - 5000ml khí.
Phổi bên phải của chúng ta được chia thành ba thùy: Trên, giữa và dưới. Phổi phải ngắn hơn phổi trái nhưng lại to hơn phổi trái. Cả hai phổi của bạn đều được bao phủ bởi một lớp màng bảo vệ gọi là mô màng phổi.
Phổi trái của chúng ta có hai thùy và có kích thước nhỏ hơn phổi phải vì tim của bạn nằm ở vị trí của thùy giữa của phổi trái. Phổi trái của bạn có hai phần mà phổi phải không có, chính là: Rãnh tim và phần mở rộng của thùy trên.
Phổi khỏe mạnh có màu xám hồng. Bạn có thể đã từng xem những bức ảnh so sánh phổi của người hút thuốc với phổi của người không hút thuốc. Phổi bị tổn thương có màu xám đậm hơn và có thể có các đốm đen trong đó.
Phổi người nặng bao nhiêu? Ở trẻ sơ sinh, phổi có trọng lượng 50 - 60g và 30 triệu phế nang. Trung bình phổi của người trưởng thành nặng khoảng 467 - 663g với 300 triệu phế nang. Phổi người trưởng thành dài khoảng hơn 23cm khi chúng ta thở bình thường và khoảng 26cm khi phổi giãn nở hoàn toàn.
Phổi người nặng bao nhiêu? Mặc dù phổi có kích thước lớn nhưng không phải là cơ quan nội tạng có trọng lượng cao nhất mà gan với trọng lượng trung bình từ 1,475 - 1,677 mới là tạng có trọng lượng cao nhất trong các cơ quan nội tạng ở cơ thể người.
Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống hô hấp, có chức năng cung cấp oxy cho cơ thể đồng thời thải cacbonic ra ngoài. Vậy cơ chế hoạt động của phối như thế nào?
Khi hít vào chúng ta sử dụng các cơ của khung xương sườn, đặc biệt là cơ hoành. Lúc này, cơ hoành sẽ thắt chặt và xẹp xuống, cho phép không khí hít vào đến phổi. Còn khi chúng ta thở ra, cơ hoành và cơ lồng ngực của chúng ta sẽ thả lỏng và giúp không khí thoát ra khỏi phổi một cách tự nhiên.
Để có được lượng oxy cần thiết cho cơ thể, chúng ta hít không khí qua miệng và mũi. Các màng nhầy trong miệng và mũi có tác dụng làm ấm và làm ẩm không khí, đồng thời giữ lại các hạt vật chất lạ như bụi bẩn. Không khí đi qua cổ họng vào khí quản và đi vào phổi.
Sau khi không khí vào phổi sẽ đi vào các phế nang là các túi khí nhỏ, mỏng được sắp xếp thành cụm giống như chùm bóng bay. Khi bạn hít vào bằng cách mở rộng lồng ngực, các "quả bóng bay" sẽ nở ra khi không khí tràn vào lấp đầy khoảng không. Khi bạn thở ra, những “quả bóng bay” giãn ra và không khí di chuyển ra khỏi phổi.
Các mạch máu nhỏ bao quanh mỗi phế nang trong số 300 triệu phế nang trong phổi. Oxy di chuyển qua thành túi khí, được máu hấp thụ và mang đến phần còn lại của cơ thể. Carbon dioxide hoặc khí thải từ máu đi vào túi khí và được thở ra ngoài.
Với điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm cùng những thói quen xấu như hút thuốc lá cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh về đường hô hấp khiến các bệnh về phổi ngày càng gia tăng. Dưới đây các bệnh lý về phổi thường gặp:
Phổi là cơ quan có cấu tạo phức tạp và có chức năng quan trọng trong duy trì sự sống. Qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu, chắc hẳn bạn đã biết được phổi người nặng bao nhiêu và các bệnh lý thường gặp ở phổi. Trong nhiều trường hợp, các bệnh lý về phổi nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.