Bệnh xương khớp có ăn được chuối tiêu không là câu hỏi mà người bệnh xương khớp quan tâm khi chuẩn bị chế độ dinh dưỡng. Do thực phẩm ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đau khớp nên việc ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề quan trọng với người bệnh xương khớp.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh xương khớp, giúp xương chắc khỏe. Vậy bệnh xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Người bệnh xương khớp nên ăn và không nên ăn thực phẩm nào?
Lợi ích của chuối tiêu đối với sức khỏe
Chuối là trái cây giàu chất dinh dưỡng, có mùi thơm và vị ngọt tự nhiên. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, trong chuối có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B6, C, kali, pectin, magie tốt cho sức khỏe.
Chuối còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp hiệu quả nhờ nguồn kali dồi dào. Ngoài ra, lượng chất xơ trong chuối còn giúp cải thiện các triệu chứng về dạ dày, trào ngược thực quản,…
Chuối còn chứa nhiều vitamin C tăng cường sản xuất collagen giúp hình thành cơ, gân, xương khớp chắc khỏe và giúp tiêu diệt các chất oxy hóa gây hại cho khớp. Đồng thời, ăn một quả chuối mỗi ngày còn giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin B6 và folate bị thiếu hụt do mắc các bệnh về xương khớp.
Bệnh xương khớp có ăn được chuối tiêu không?
Chuối tiêu chứa nhiều khoáng chất như magie, kali,... làm tăng mật độ xương, cải thiện triệu chứng đau nhức viêm khớp. Kali là một loại khoáng chất chống vôi hóa cho xương khớp và giảm đau khá tốt. Kali cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tích trữ natri trong cơ thể, giúp cân bằng canxi và phốt pho, từ đó giảm quá trình mất xương. Trong khi đó, magie được biết đến là khoáng chất có tác dụng giảm các triệu chứng đau xương khớp như viêm, đau.
Như vậy, bệnh xương khớp có ăn được chuối tiêu không? Câu trả lời là có. Chuối tiêu chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm viêm, đau, tăng mật độ xương, cho người mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp,…
Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, bạn có thể kết hợp chuối tiêu với khoai lang trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vitamin D trong khoai lang hỗ trợ sức khoẻ tổng thể và tăng cường hệ thống miễn dịch giúp duy trì xương khớp, hệ tim mạch, dây thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh. Kiên trì ăn chuối tiêu và khoai lang hàng ngày trong khoảng 1 - 2 tháng, bạn sẽ nhận được kết quả như mong muốn.
Nguyên liệu: Chuối tiêu chín và khoai lang luộc tán nhuyễn.
Cách làm: Trộn 2 loại thực phẩm trên trong chén và ăn sau bữa chính. Kiên trì ăn hàng ngày, các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ giảm dần.
Người bệnh xương khớp nên ăn gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn uống đúng giúp khắc phục bệnh xương khớp hiệu quả đồng thời tăng cường sức khoẻ tổng thể. Đối với người bệnh xương khớp cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin giúp xương khớp chắc khỏe, hạn chế viêm nhiễm, thoái hóa.
Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá mòi,… là thực phẩm giàu axit béo omega-3 tốt cho xương khớp. Chất này sẽ kích thích tuần hoàn máu và hạn chế các cơn đau khớp. Trong đó, cá hồi là loại cá tốt cho người bệnh xương khớp.
Tôm là loại hải sản giàu protein, vitamin E, nhiều chất chống oxy hóa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông máu. Bổ sung tôm vào thực đơn ăn uống để cung cấp máu cho xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa và viêm nhiễm. Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều canxi giúp xương khớp chắc khỏe và giảm đau bệnh xương khớp.
Các món hầm xương: Các món hầm từ xương heo chứa nhiều glucosamin và chondroitin, cấu thành sụn, giúp sụn xương khớp chắc khỏe hơn. Đồng thời, trong loại thực phẩm này chứa hàm lượng lớn canxi giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.
Trà xanh là thực phẩm chống oxy hóa mạnh, hạn chế quá trình thoái hóa và cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp. Theo nghiên cứu, trong trà xanh có chứa nhiều tinh chất kháng viêm, ức chế các enzyme gây hại cho khớp. Người bệnh có thể nấu nước trà xanh uống hàng ngày hoặc tắm bằng lá trà xanh cũng rất tốt cho xương khớp.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo và chất xơ tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, đậu nành còn là liều thuốc giảm đau an toàn.
Thành phần chính trong giá đỗ là sulforaphane, ngăn ngừa quá trình loãng xương. Người bệnh nên ăn giá đỗ hàng ngày để phòng chống thoái hóa, cải thiện khả năng hấp thu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể hoạt động. Giá đỗ chứa phyto-oestrogen là isoflavone giúp người bệnh giảm bớt bệnh loãng xương, nhất là trong thời kỳ mãn kinh - thời điểm xương mỏng đi nhanh chóng và nguy cơ gãy xương ngày càng gia tăng.
Các loại nấm: Nấm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp. Chế biến nấm cùng một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, ớt chuông trong các bữa ăn sẽ giúp bổ sung các loại vitamin tốt cho xương khớp.
Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên ăn, người bệnh xương khớp cũng cần tránh một số loại thực phẩm tăng nguy cơ đau nhức xương tái phát hay cản trở quá trình lành vết thương. Người bệnh nên tránh những thực phẩm sau:
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản nên không phù hợp với người bệnh xương khớp.
Thực phẩm giàu acid oxalic như cà tím, dưa chua, chuối, ớt,… làm trầm trọng thêm phản ứng viêm và đau khớp. Do đó, người đau khớp không nên ăn nhóm thực phẩm này.
Thịt mỡ, dăm bông,… là thực phẩm tăng cường lipid máu, chứa nhiều chất béo có hại khiến tăng cân không kiểm soát, cân nặng dư thừa tạo nhiều áp lực cho xương khớp.
Đồ ngọt, nước ngọt là nguyên nhân khiến xương khớp bị thoái hóa. Hơn nữa, ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây tích tụ mỡ trong cơ thể và dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Điều này hoàn toàn có hại cho bệnh nhân thoái hóa khớp.
Cà phê, rượu bia là những chất kích thích có hại cho xương khớp, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của xương khớp, khiến xương khớp giòn, dễ tổn thương và đau nhức.
Trên đây là giải đáp thắc mắc bệnh xương khớp có ăn được chuối tiêu không và những thực phẩm tốt cho người bệnh xương khớp. Hy vọng bạn sẽ có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.