Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Nên bổ sung dưỡng chất gì?

Minh Hiếu

03/08/2023
Kích thước chữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp như tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, di truyền, chấn thương, thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn uống thiếu chất,… Có thể thấy, chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến xương khớp, do đó nên ăn gì và kiêng gì không chỉ là mối quan tâm quan trọng để có một sức khỏe tốt. Vậy bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Nên ăn gì tăng cường sức khoẻ xương?

Bệnh xương khớp cần điều trị lâu dài, trong đó chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến các triệu chứng bệnh xương khớp giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị.

Bệnh xương khớp có ăn được tôm không?

Bệnh xương khớp có thể điều trị bằng cách dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng.

Bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Về mặt dinh dưỡng, người mắc bệnh xương khớp nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không cần kiêng hải sản như cua, tôm, cá,… trừ những người bị dị ứng.

Một chế độ ăn uống đầy đủ giúp duy trì sức khỏe tốt và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Nếu người bệnh đang dùng các thuốc corticoid thì nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhiều canxi, trứng sữa và các chế phẩm từ sữa.

Những dưỡng chất tốt cho người bệnh xương khớp

Người bệnh xương khớp nên có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh gồm những thực phẩm tăng cường chắc khỏe xương khớp, cơ. Những thực phẩm sau nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để giảm đau, sưng, viêm.

Thực phẩm giàu omega-3

Axit béo omega-3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như kháng viêm, giảm sưng khớp. Hàm lượng omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, hàu, trứng, hạt chia, đậu nành, các loại hạt. Bộ Y tế khuyến cáo người trưởng thành nên cung cấp 250 - 500mg omega-3 cho cơ thể mỗi ngày.

Rau xanh

Rau xanh nói chung rất giàu vitamin và chất xơ tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa cho cơ thể. Các loại thực phẩm như bông cải xanh, cà rốt, bí xanh, nấm và rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng vitamin K cao, ngăn ngừa loãng xương

Bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Nên bổ sung dưỡng chất gì? 1
Bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Nên bổ sung thêm rau xanh bên cạnh tôm trong chế độ ăn uống

Trái cây

Các loại quả mọng như cam, quýt, bưởi,… chứa nhiều vitamin C cao ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Dâu tây chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm giúp tăng cường phát triển tế bào xương, chống loãng xương.

Chuối cũng chứa nhiều kali và magie giúp chuyển hóa vitamin D, kích hoạt quá trình hấp thụ canxi trong xương, chống loãng xương.

Kiwi chứa hàm lượng cao kali, vitamin K giúp xương chắc khỏe.

Thực phẩm giàu vitamin C

Đây là loại vitamin giúp tạo sụn, bảo vệ khớp gối. Có nhiều trong các loại trái cây như ổi, dứa, cam, dâu tây, kiwi, súp lơ xanh, cải xoăn, ớt,… Mỗi ngày bạn cần nạp cho cơ thể khoảng 100g hoa quả để cung cấp đủ vitamin C.

Thực phẩm giàu vitamin D

Một nghiên cứu cho thấy những người có lượng canxi trong máu cao ít bị tổn thương xương khớp. Có thể thấy, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, giảm quá trình phá hủy sụn khớp theo thời gian. Tăng cường vitamin D bằng cách tắm nắng hàng ngày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin D. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết liều lượng hoặc thực phẩm vitamin D phù hợp.

Thực phẩm giàu vitamin K

Là một loại vitamin tan trong chất béo, tổng hợp các protein quan trọng cho hệ xương khớp nên cần bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm bắp cải, bông cải xanh, dầu đậu nành, dầu ô liu,…

Thực phẩm giàu vitamin E

Bổ sung đầy đủ vitamin E để ngăn ngừa nhiễm trùng, suy nhược cơ. Vitamin E có nhiều trong dầu mè, cá hồi, đậu phộng,…

Thực phẩm giàu beta caroten

Là tiền chất của vitamin A, chống oxy hóa mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa,... Beta-caroten chứa nhiều trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ, đu đủ,...

Curcumin

Curcumin hoạt chất có nhiều trong nghệ, hạn chế gây viêm, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.

Bioflavonoids

Bioflavonoids có đặc tính chống oxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào và tăng khả năng hấp thụ vitamin C, ngăn ngừa lão hoá xương. Bioflavonoids có nhiều trong ớt xanh, chanh, nho,...

Cá nhiều mỡ

Cá béo cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho xương vì chứa nhiều vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi và axit béo omega-3 cao tốt hơn, giúp giảm cholesterol và thúc đẩy sự phát triển của xương.

Bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Nên bổ sung dưỡng chất gì? 2
Bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Bổ sung thêm cá hồi bên cạnh tôm, cua,...

Dầu oliu nguyên chất

Dầu oliu nguyên chất chứa nhiều axit béo omega-3, có khả năng kháng viêm, giảm các triệu chứng của bệnh xương khớp. Ngoài ra, dầu ô liu còn tăng hấp thụ canxi, magie và kẽm để duy trì mật độ xương, thúc đẩy hấp thụ các vi chất vitamin A và D.

Sữa và thực phẩm từ sữa

Nên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa vì chứa nhiều canxi, vitamin D, phốt pho làm giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.

Gừng

Gừng có tính nóng, nhiều hoạt chất tốt, có thể dùng gừng tươi xay nhuyễn với mật ong hoặc muối, đắp lên chỗ sưng, đau (không đắp lên vết thương hở) giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau và lưu thông máu hiệu quả.

Trà xanh

Trà xanh chứa một loại polyphenol chống oxy hóa rất mạnh, giúp tiêu diệt các gốc tự do rất hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa, đẩy lùi bệnh loãng xương.

Tỏi và hành

Hành, tỏi không chỉ là gia vị cho các món ăn mà còn cung cấp vitamin C, vitamin B6, canxi, kali, phốt pho, đồng và folate ngăn chặn sự hình thành mô liên kết và chuyển hóa xương, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó giúp xương chắc khỏe.

Đậu nành

Đậu nành được biết đến là nguồn protein thực vật phong phú, có nhiều vitamin A, B1, canxi, sắt,... đặc biệt chứa isoflavone, chất chống oxy hóa, phòng ngừa loãng xương, thúc đẩy tăng mật độ khoáng trong đốt sống.

Các loại hạt

Các loại hạt chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin E, protein, omega 3, magie. Đã được chứng minh là giúp giảm viêm cho những bệnh nhân bị đau xương khớp. Các loại hạt cũng rất ít carbohydrate nên rất hữu ích trong việc giảm cân.

Bệnh xương khớp có ăn được tôm không? Nên bổ sung dưỡng chất gì? 3
Các loại hạt nhiều chất béo, protein, omega-3, vitamin E tốt cho xương khớp

Lưu ý phòng ngừa các bệnh xương khớp

Giảm cân

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì thì nên giảm cân để duy trì cân nặng phù hợp, kiểm soát hoặc giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Nên giảm cân theo các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, ăn ít chất béo, thường xuyên tập thể dục,...

Ăn uống tại nhà

Thực phẩm chế biến bên ngoài thường chứa nhiều nhiều muối, đường, hoá chất,… không tốt cho cân nặng và hệ xương. Bằng cách tự chế biến thức ăn tại nhà, bạn có thể kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng thực phẩm.

Bài tập tốt cho xương khớp

Thực hiện một số bài tập tốt cho xương khớp sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, cứng khớp do thoái hóa gây ra. Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số bài tập cho người bệnh xương khớp.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn biết bệnh xương khớp có ăn được tôm không. Về thực phẩm người bệnh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thực hiện chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp có hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin