Bệnh xương khớp có nên ăn lạc không? Lưu ý khi ăn lạc
Ngày 04/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngăn cản hoạt động hàng ngày của bạn. Một số loại thực phẩm làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn cần biết bị đau khớp không nên ăn gì để chủ động bảo vệ bản thân. Trong đó, bệnh xương khớp có nên ăn lạc không? Những đối tượng nào không nên ăn lạc?
Chế độ ăn uống hỗ trợ việc điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Một số người không biết nên tránh những thực phẩm nào khiến tình trạng đau khớp nặng hơn. Vậy bệnh xương khớp có nên ăn lạc không?
Lợi ích của lạc đối với sức khỏe
Lạc mang đến một số lợi ích cho sức khoẻ như:
Giảm lượng cholesterol: Các chất dinh dưỡng trong lạc làm giảm và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, đồng trong lạc giúp tăng lượng cholesterol tốt giảm cholesterol xấu ngăn ngừa được bệnh tim.
Ngăn ngừa lão hóa: Đậu phộng chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa.
Ngăn ngừa sỏi mật: Các nhà nghiên cứu đã cho biết những người ăn khoảng 58g lạc hoặc bơ đậu phộng mỗi tuần có thể giảm 25% nguy cơ mắc sỏi mật.
Cải thiện bộ nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy ăn đậu phộng có khả năng cải thiện sức khỏe não bộ vì nhiều vitamin B6.
Giảm căng thẳng: Lạc là thực phẩm giàu vitamin B, kẽm và vitamin E giúp giải tỏa căng thẳng giống như hạt điều hoặc hạnh nhân. Bạn có thể nhâm nhi một ít lạc, hạt điều rang muối, hạnh nhân khi làm việc mệt mỏi.
Bệnh xương khớp có nên ăn lạc không?
Hầu hết mọi người đều biết rằng lạc là một loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng, nhưng ít người tin rằng lạc cũng thúc đẩy viêm nhiễm. Do đó, nếu không muốn tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tránh thực phẩm này và có thể thay thế bằng các loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều,...
Những đối tượng không nên ăn lạc
Người rối loạn tiêu hoá
Lạc chứa nhiều protein, tiêu thụ quá nhiều làm tăng áp lực cho đường ruột, gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn đậu phộng sống, khi ăn vào dạ dày sẽ phát huy tác dụng làm ẩm, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy một số bệnh nhân bị axit dạ dày khi ăn lạc sống để giảm đau bụng nên ăn lượng vừa phải.
Người bị mụn, da dầu
Lạc chứa nhiều chất béo, khi ăn vào sẽ dễ thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến bã nhờn, làm tăng tiết dầu khiến da đổ nhiều dầu hoặc nổi mụn. Ngoài ra, đậu phộng được tẩm đường, ớt hoặc các hương liệu khác để tăng cảm giác ngon miệng sẽ gây nóng trong người dễ bị nổi mụn.
Người mắc bệnh huyết khối
Lạc tiên có tác dụng điều kinh, cầm máu, tăng tốc độ đông máu, thúc đẩy hình thành huyết khối. Do đó, những người mắc bệnh cục máu đông nên hạn chế ăn lạc.
Người bệnh gan mật
Các thức ăn giàu chất đạm và chất béo khi nạp vào cơ thể sẽ làm cho túi mật bị kích thích tiết mật để giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu. Người bệnh gan, mật khi ăn quá nhiều lạc hay đạm thực phẩm nhiều cất đạm và chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật.
Người tỳ yếu, phân nát
Vì lạc chứa nhiều chất béo, người gầy yếu dễ bị viêm ruột, kiết lỵ, tiêu hóa kém, ăn lạc sẽ bị tiêu chảy.
Người mỡ máu
Trong lạc có chứa một lượng lớn chất béo, người bị cao huyết áp ăn lạc sẽ làm tăng lượng mỡ trung bình trong máu, lượng mỡ trong máu tăng cao sẽ tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, tăng huyết áp.
Người hay bốc hỏa
Lạc có tính nóng, người bị viêm lưỡi, loét miệng, chảy máu cam, nhiệt miệng,… do nóng trong, khi ăn lạc sẽ làm tăng tình trạng bệnh.
Người bị bệnh dạ dày
Những người mắc bệnh này có biểu hiện đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu. Ăn lạc và các loại hạt nhiều đạm và chất béo sẽ dẫn đến khó tiêu và hấp thụ.
Người đang giảm cân
Lạc chứa nhiều calo và chất béo, đặc biệt là lạc rang thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những ai có ý định giảm cân nên tránh xa ăn nhiều lạc.
Người bị bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa axit uric, axit uric trong máu tăng cao. Chế độ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm đào thải axit uric khiến bệnh nặng hơn. Lạc là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đạm,… không phù hợp cho người bệnh gout.
Lưu ý khi ăn lạc
Không ăn lạc có mùi lạ, đã mốc
Nhiều người thường tiếc và ăn lạc bị mốc vì nghĩ chúng vô hại. Tuy nhiên, trong lạc mốc có chứa độc tố aflatoxin. Khi rang, luộc ở nhiệt độ cao, nấm mốc giảm đi phần nào nhưng độc tố không được loại bỏ hoàn toàn. Do đó, đừng nghĩ rằng lạc mốc chỉ cần rang hoặc luộc chín sẽ vô hại. Ăn lạc mốc sẽ bị ngộ độc thần kinh, co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận, thoái hóa gan.
Không ăn lạc đã mọc mầm
Khi chọn lạc để chế biến, không nên mua lạc mọc mầm. Những hạt lạc này đã bị nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm. Theo các nhà khoa học, lạc đã mọc mầm chứa nhiều loại độc, có nguy cơ gây ung thư khi thử nghiệm trên động vật. Ngoài ra, dưỡng chất trong lạc sẽ bị nấm mốc ăn hết, làm giảm giá trị dinh dưỡng của lạc.
Không lạc khi bị ho
Khi bị ho không nên ăn lạc vì lạc chứa một lượng lớn dầu. Điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng sản xuất đờm.
Không ăn lạc khi bụng đói
Không nên ăn lạc rang, luộc khi bụng đói. Vì chất béo từ lạc sẽ gây cảm giác chướng bụng, đầy hơi, nóng trong.
Không ăn lạc khi bị mụn
Lạc gây nóng trong người. Do đó, những người bị nổi mụn hoặc nóng trong không nên ăn nhiều lạc. Chưa kể trong lạc còn chứa nhiều nội tiết tố androgen, khiến mụn hình thành bằng cách tăng sản xuất bã nhờn. Do đó, người bị mụn ăn nhiều lạc thì tăng tình trạng mụn nhiều hơn bình thường.
Bài viết trên đã giải thích bệnh xương khớp có nên ăn lạc không. Nói chung, bệnh nhân đau nhức xương khớp nên duy trì cân nặng hợp lý và có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Nếu bệnh nặng và gây đau dữ dội, cần hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp để giảm đau.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.