Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chữa viêm xoang bằng thảo dược có ưu điểm lớn nhất là độ an toàn cao và ít tác dụng phụ. Nếu bạn quan tâm đến cách chữa bệnh này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các loại thảo dược trị viêm xoang phổ biến nhất nhé!
Trong y học cổ truyền Việt Nam có vô vàn vị thuốc quý trong đó có không ít loại thảo dược quen thuộc, dễ kiếm, rẻ tiền. Các loại thảo dược trị viêm xoang cũng nhiều vô kể. Nếu bạn muốn áp dụng bài thuốc chữa viêm xoang, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cây thuốc chữa viêm xoang dễ kiếm trong bài viết dưới đây nhé!
Cây cỏ hôi hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây xuyến chi hay cây hoa cứt lợn là một cây thuốc chữa viêm xoang dân dã. Loài thảo mọc này đến nay vẫn còn mọc hoang khắp nơi. Bộ phận được sử dụng là toàn thân, loại trừ rễ. Cây thu hái tốt nhất là vào mùa hè, có thể dùng tươi hay phơi khô để dùng dần.
Cỏ hôi có tính mát, vị đắng, tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu. Với bệnh viêm xoang, thảo dược dân dã này giúp chống phù nề, giảm sưng viêm, tiêu mủ khá hiệu quả. Người bệnh có thể dùng 30g cây tươi hoặc 15g cây khô sắc nước uống hàng ngày.
Cỏ mực hay hạn liên thảo, cỏ nhọ nồi có vị ngọt lẫn chua, tính mát có tác dụng cầm máu, mát máu, bổ thận, bổ âm, hạ sốt, giảm sưng viêm,… Để chữa viêm xoang, người bệnh dùng khoảng 20g lá nhọ nồi tươi giã nát, lọc lấy nước uống hoặc nấu nước uống hàng ngày.
Cây đại bi có tên khoa học là Blumea balsamifera, thuộc họ Cúc (Asteraceae), còn có tên gọi khác là mai hoa băng phiến, long não hương, mai phiến cũng là một thảo dược trị viêm xoang. Loại thảo dược này chủ yếu được dùng để sản xuất chất băng phiến và chiết xuất tinh dầu.
Để chữa bệnh viêm xoang, chúng ta dùng lá cây. Lá đại bi có mùi thơm, vị cay đắng, tính ôn có công dụng sát trùng, tiêu thũng, hoạt huyết, tiêu ứ, kháng khuẩn, giảm đau. Người bệnh viêm xoang có thể dùng khoảng 20g lá đại bi nước uống hoặc nước xông mũi đều được.
Cây ké đầu ngựa có vị cay đắng, tính ấm, hơi độc, có tác dụng thông mũi, chữa đau đầu, giảm sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi,… Muốn chữa bệnh viêm xoang, bạn dùng ké đầu ngựa sao vàng, tán thành bột mịn để uống hàng ngày.
Tân di hoa là nụ hoa mộc lan đã quá chế biến để có thể dùng làm bị thuốc. Vị thuốc tân di hoa chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Hoa có vị cay, tính ấm có tác dụng giải biểu, thông khiếu, khu phong, chỉ thống,… rất thích hợp để điều trị viêm mũi, viêm xoang, nghẹt mũi, đau nhức đầu. Người bệnh xoang có thể dùng tân di hoa nghiền thành bột, hãm trà hay dùng để sắc nước thuốc uống đều được.
Với người Việt, tía tô không chỉ là loại rau gia vị mà còn như một vị thuốc vườn nhà. Lá tía tô có tính ấm, vị cay, thường được dùng để hạ sốt, làm ra mồ hôi, giải cảm, chữa ho. Người bị viêm xoang có thể nấu nước tía tô uống hoặc xông mũi trị xoang hàng ngày.
Diếp cá hay dấp cá có vị chua, tính hơi hàn, thường được hái ăn sống hoặc ép lấy nước uống cũng là một cây thuốc nam chữa viêm xoang. Cây diếp cá bỏ rễ có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Để chữa bệnh viêm xoang, bạn có thể ăn diếp cá trong các bữa ăn hàng ngày hoặc dùng diếp cá sấy khô hãm trà uống. Ngày nay cũng có nhiều loại bột diếp cá sấy lạnh rất tiện để sử dụng.
Trong Y học cổ truyền, cát cánh có vị ngọt, đắng, cay, tính hơi ôn có tác dụng long đờm, tiêu mủ, chữa sưng đau hầu họng, chữa khàn tiếng, lở loét mưng mủ.
Muốn chữa viêm xoang, người bệnh cần dùng 6 đến 30g rễ cát cánh khô, bỏ vỏ hoặc không bỏ vỏ để nấu nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, những người bị loét dạ dày không nên uống nhiều. Người bị lao phổi, viêm phế quản với triệu chứng ho khan ít đờm không nên uống trong thời gian dài.
Thảo dược trị viêm xoang là loài sống lâu năm, có vị cay, tính ôn, thường dùng để chống viêm và chữa bệnh tai mũi họng, đau đầu, đau răng. Người bị viêm xoang có thể dùng 6 - 12g bạch chỉ để uống mỗi ngày triệu chứng viêm xoang sẽ giảm dần.
Hoàng cầm có tính hàn, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, an thần, chữa mất ngủ, hạ sốt, giảm triệu chứng viêm phổi,... Bệnh nhân viêm xoang muốn giảm các triệu chứng bệnh nên dùng 6 - 15g rễ hoàng cầm sắc nước thuốc uống hoặc phơi khô, tán thành bột uống dần. Phụ nữ mang thai không nên áp dụng cách chữa bệnh viêm xoang này.
Cũng giống như tía tô, lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc với người Việt. Tinh dầu trong lá lốt có chữa nhiều piperin hay piperidin. Hai chất này giống như một loại kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt nấm, virus, vi khuẩn.
Nhờ đó, lá lốt giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang khá hiệu quả. Người bệnh viêm xoang có thể nấu nước lá lốt để xông mũi hàng ngày. Kiên trì áp dụng người bệnh sẽ thấy giảm sổ mũi, ngạt mũi, giảm đau nhức xoang và dễ thở hơn.
Thảo dược trị viêm xoang không nhất thiết phải là loại đắt đỏ du nhập từ nước ngoài. Những thảo dược quen thuộc với người Việt như lá trầu không cũng giúp giảm triệu chứng xoang hiệu quả. Lá trầu không có tính ấm, công dụng tiêu thũng, tán hàn, sát trùng, diệt khuẩn. Người bị viêm xoang có thể vò nát vài lá trầu tươi, nấu nước để xông hàng ngày mà không lo tác dụng phụ.
Cách chữa viêm xoang bằng gừng đã và đang được nhiều người áp dụng rất hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết. Với bệnh nhân viêm xoang, dừng giúp chữa lành tổn thương trong hốc xoang, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây viêm xoang. Gừng cũng giúp người bệnh thông xoang, dễ thở, giảm đau nhức.
Hoạt chất capsaicin, salicylate và beta-carotene trong gừng cũng có tác dụng tiêu sưng, giảm đau rõ rệt. Bạn có thể đập dập 1 củ gừng tươi, nấu cùng một cốc nước sau đó thấm vào khăn bông và đắp lên xoang mũi khi khăn còn ấm nóng. Mỗi ngày đắp một lần bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.
Thảo dược trị viêm xoang đều là các loại dễ kiếm tìm. Chữa viêm xoang bằng thảo dược có độ lành tính cao nhưng tác dụng hơi chậm và thường chỉ hiệu quả với trường hợp viêm xoang nhẹ. Thảo dược tự nhiên chỉ có thể giảm triệu chứng viêm xoang nhưng khó có thể giúp chữa bệnh tận gốc. Vì vậy, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám. Từ kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa xoang hay thuốc giảm viêm xoang phù hợp.
Xem thêm: Có nên sử dụng cây cà độc dược chữa viêm xoang không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.