Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số Triglyceride cao là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Vậy nguyên nhân khiến chỉ số Triglyceride cao là gì? Việc hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số này và cách kiểm soát nó giúp bạn bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Triglyceride là loại chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi chỉ số này vượt quá mức bình thường, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Việc hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của chỉ số Triglyceride cao sẽ giúp chúng ta xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Triglyceride (TG) là một loại chất béo (lipid) có trong máu, được cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng dự trữ. Khi ăn uống, cơ thể chuyển hóa lượng calo dư thừa thành Triglyceride và lưu trữ trong tế bào mỡ. Khi cần năng lượng, cơ thể sẽ giải phóng Triglyceride để sử dụng.
Triglyceride chủ yếu được hấp thu từ thực phẩm chứa chất béo như dầu ăn, bơ, thịt mỡ. Nó cũng được gan tổng hợp từ carbohydrate dư thừa. Triglyceride cao (tăng triglyceride máu) là tình trạng mức triglyceride trong máu vượt ngưỡng bình thường, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và gan nhiễm mỡ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mức Triglyceride trong máu được phân loại như sau:
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây tăng Triglyceride sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng Triglyceride cao:
Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân chính khiến chỉ số Triglyceride trong máu tăng cao. Tiêu thụ quá nhiều calo, đặc biệt từ đường và carbohydrate tinh chế, khiến gan sản xuất nhiều Triglyceride hơn mức cần thiết. Đường, nhất là đường fructose, khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành Triglyceride.
Các thực phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống chứa carbohydrate tinh chế, làm đường huyết tăng nhanh. Từ đó cũng kích thích sản xuất Triglyceride. Ngoài ra, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thịt đỏ, mỡ động vật và đồ ăn chế biến sẵn cũng làm tăng Cholesterol xấu (LDL) và Triglyceride. Việc uống nhiều rượu bia còn khiến gan tăng sản xuất Triglyceride.
Ít vận động làm giảm quá trình đốt cháy chất béo, dẫn đến tăng Triglyceride và giảm Cholesterol tốt (HDL). Thừa cân, béo phì cũng góp phần làm rối loạn chuyển hóa lipid, khiến mỡ máu tăng cao. Ngoài ra, hút thuốc lá không chỉ làm tăng Triglyceride mà còn làm suy giảm Cholesterol tốt, gây hại cho hệ tim mạch và sức khỏe tổng thể.
Bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2, thường đi kèm với tình trạng tăng Triglyceride. Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid, dẫn đến tăng Triglyceride. Suy giáp có thể làm tăng Triglyceride. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ như béo phì bụng, huyết áp cao, đường huyết cao và rối loạn lipid máu (bao gồm cả tăng Triglyceride). Ngoài ra, một số bệnh di truyền hiếm gặp có thể khiến cơ thể sản xuất quá mức Triglyceride.
Một số loại thuốc có thể gây tăng Triglyceride như: Thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta (thường dùng để điều trị tăng huyết áp), thuốc tránh thai chứa hormone estrogen, corticosteroid (thường được sử dụng để chống viêm), thuốc chống trầm cảm,…
Ngoài chế độ ăn uống và lối sống, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng Triglyceride. Theo tuổi tác, quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể thay đổi, khiến Triglyceride có xu hướng tăng cao. Nam giới thường có mức Triglyceride cao hơn nữ giới do sự khác biệt về hormone và trao đổi chất. Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ Triglyceride có thể tăng đáng kể do thay đổi nội tiết tố và nhu cầu năng lượng của cơ thể trong thai kỳ.
Triglyceride cao thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, trong trường hợp Triglyceride quá cao, đặc biệt khi Triglyceride trên 500 mg/dL, người bệnh có thể bị viêm tụy cấp với các triệu chứng như: Đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, sốt. Một số người có thể xuất hiện xanthoma (nốt mỡ dưới da) khi Triglyceride rất cao.
Mức Triglyceride cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi chỉ số Triglyceride vượt quá 200 mg/dL, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch và đột quỵ tăng lên đáng kể. Khi nồng độ Triglyceride tăng cao, chất béo có xu hướng tích tụ trên thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Điều này làm cứng và dày thành động mạch, cản trở lưu thông máu. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.
Đặc biệt, mức Triglyceride trên 500 mg/dL có thể dẫn đến viêm tụy cấp, một tình trạng viêm nghiêm trọng của tuyến tụy. Triglyceride bị phân hủy bởi enzyme lipase trong tụy, chúng tạo ra axit béo tự do với nồng độ cao. Điều này làm tăng độ nhớt của máu, dẫn đến tắc nghẽn mao mạch tụy, gây tổn thương tế bào tụy và kích hoạt phản ứng viêm mạnh.
Hơn nữa, Triglyceride cao có thể góp phần vào sự phát triển của gan nhiễm mỡ không do rượu. Lý do là chất béo dư thừa được tích tụ trong gan, làm chức năng gan suy giảm và gây viêm. Tình trạng này có thể dẫn đến xơ gan hoặc suy gan nếu không được kiểm soát.
Cách duy nhất để biết bạn có Triglyceride cao hay không là xét nghiệm máu. Cụ thể là xét nghiệm lipid máu (lipid profile). Xét nghiệm này đo nồng độ Triglyceride cùng với Cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL (xấu) và Cholesterol HDL (tốt). Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 9 – 12 giờ trước khi lấy máu để đảm bảo kết quả chính xác.
Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xem xét các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống và lối sống để đưa ra chẩn đoán chính xác. Nếu cần, các xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện để đánh giá các vấn đề liên quan như tiểu đường hoặc bệnh gan nhiễm mỡ.
Phác đồ điều trị tăng triglyceride có thể cần sự kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị chi tiết:
Thay đổi lối sống là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm mức Triglyceride và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm đáng kể chỉ số Triglyceride. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy chất béo dư thừa.
Bạn cũng cần hạn chế hoặc tránh rượu bia vì chúng có thể làm tăng đáng kể Triglyceride trong máu. Bỏ hút thuốc sẽ giúp cải thiện mức Cholesterol tốt (HDL) và giảm nguy cơ bệnh tim. Bên cạnh đó, quản lý stress cũng giúp ngăn ngừa sự gia tăng cortisol – một yếu tố có thể làm tăng Triglyceride. Những thay đổi này không chỉ giúp kiểm soát Triglyceride mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài.
Để kiểm soát Triglyceride, cần hạn chế tiêu thụ đường và carbohydrate tinh chế. Hãy tránh các loại thực phẩm như đồ ngọt, nước ngọt, bánh mì trắng, cơm trắng và thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn nên tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Các chuyên gia cũng khuyên người có chỉ số Triglyceride cao nên chọn chất béo lành mạnh. Chúng có trong dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả bơ và cá béo. Đồng thời, hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng là việc nên làm. Giảm tiêu thụ sữa nguyên kem, thịt đỏ để giảm lượng Cholesterol cũng rất quan trọng. Ngoài ra, bổ sung omega-3 từ cá béo hoặc dầu cá giúp giảm Triglyceride hiệu quả.
Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm Fibrates (fenofibrate, gemfibrozil) giúp giảm sản xuất và tăng phân hủy Triglyceride. Niacin có tác dụng giảm Triglyceride và tăng Cholesterol tốt (HDL). Statin (atorvastatin, simvastatin) chủ yếu giúp giảm Cholesterol xấu (LDL) nhưng cũng hỗ trợ giảm Triglyceride.
Uống gì để giảm Triglyceride một cách tự nhiên? Trà xanh, trà đen chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện chuyển hóa lipid. Trà gừng có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát mỡ máu. Nước chanh tỏi giúp giảm Cholesterol và Triglyceride nhờ vào các hợp chất lưu huỳnh. Nước lá vối, nước râu ngô có tác dụng thanh lọc cơ thể. Từ đó hỗ trợ gan và thận đào thải chất béo dư thừa. Nước cam ép giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát Triglyceride.
Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để phòng ngừa chỉ số Triglyceride tăng cao:
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến tình trạng chỉ số Triglyceride cao:
Triglyceride và Cholesterol đều là loại chất béo trong máu nhưng có chức năng khác nhau. Triglyceride là dạng chất béo dự trữ năng lượng. Cholesterol, cần thiết để xây dựng các tế bào và sản xuất hormone. Mức Triglyceride cao thường liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống. Trong khi Cholesterol cao có thể phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Cả hai đều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu ở mức độ cao.
Các bác sĩ khuyến cáo họ nên thực hiện xét nghiệm Triglyceride từ 2 đến 5 lần mỗi năm. Tần suất xét nghiệm cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ Triglyceride và nguy cơ tim mạch của từng người.
Để giảm mức Triglyceride, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm như:
Chỉ số Triglyceride cao là tín hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Việc kiểm soát chỉ số này kịp thời là rất quan trọng. Trong những trường hợp nặng, người có chỉ số Triglyceride cao cần được hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp bởi bác sĩ chuyên khoa.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.