Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Cholesteatoma là gì? Đây là một tình trạng tai hiếm gặp nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh tình trạng bệnh cholesteatoma.
Vậy cholesteatoma là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng bệnh lý này? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Cholesteatoma là gì? Chắc hẳn đây là thắc mắc của không ít độc giả khi được bác sĩ chẩn đoán mắc phải tình trạng bệnh lý này.
Với câu hỏi cholesteatoma là gì, các chuyên gia cho biết, cholesteatoma là sự phát triển bất thường của mô da bên trong tai giữa, phía sau màng nhĩ. Đây là một khối u lành tính, không phải ung thư, hình thành do màng nhĩ bị co lõm và tích tụ các tế bào da chết.
Theo thời gian, cholesteatoma có thể phát triển lớn dần và phá hủy các cấu trúc xương mỏng manh trong tai giữa. Hậu quả, có thể dẫn đến tiêu hủy xương và nhiễm trùng.
Mặc dù không phổ biến nhưng cholesteatoma có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như giảm thính lực, chóng mặt, liệt mặt. Trong những trường hợp nặng, bệnh có thể ảnh hưởng đến não dẫn đến áp xe não (ổ mủ trong nhu mô não) hoặc viêm màng não.
Cholesteatoma có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là rối loạn chức năng vòi nhĩ. Các nguyên nhân chính gây bệnh cholesteatoma bao gồm:
Vòi nhĩ có nhiệm vụ cân bằng áp suất giữa tai giữa và môi trường bên ngoài. Khi vòi nhĩ hoạt động kém hiệu quả, áp suất trong tai giữa giảm xuống tạo ra áp lực âm khiến màng nhĩ bị co kéo vào trong hòm nhĩ. Theo thời gian, một túi lõm hình thành và tích tụ tế bào da chết dẫn đến sự phát triển của cholesteatoma.
Một số yếu tố có thể gây rối loạn vòi nhĩ có thể kể đến như viêm mũi dị ứng theo mùa, nhiễm trùng đường hô hấp trên (ho, cảm lạnh, viêm họng), viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa tái phát hoặc kéo dài.
Khi bị viêm tai giữa mạn tính hoặc chấn thương gây thủng màng nhĩ, các tế bào da từ ống tai ngoài có thể đi qua lỗ thủng vào khoang tai giữa. Những tế bào này phát triển một cách bất thường và tích tụ theo thời gian, dẫn đến cholesteatoma.
Một số trường hợp hiếm gặp cholesteatoma hình thành ngay từ khi sinh ra. Trường hợp này xảy ra khi có mô da mắc kẹt trong tai giữa từ khi sinh ra. Theo thời gian, mô này phát triển và hình thành cholesteatoma mà không liên quan đến nhiễm trùng hay chấn thương.
Ở giai đoạn đầu, cholesteatoma thường không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết. Khi khối cholesteatoma đủ lớn để phá hủy các cấu trúc xương trong và xung quanh tai giữa, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi khối cholesteatoma nhiễm trùng lan rộng, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:
Cholesteatoma có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa tổn thương nặng nề đến tai giữa, xương chũm, thậm chí là hệ thần kinh trung ương.
Trước tiên, bác sĩ sẽ khai thác kỹ càng về các triệu chứng mà bạn gặp phải cùng tiền sử bệnh để xác định nguy cơ mắc cholesteatoma, bao gồm:
Nội soi tai cũng là công cụ quan trọng giúp bác sĩ quan sát trực tiếp ống tai ngoài, màng nhĩ và tai giữa. Các dấu hiệu nghi ngờ bao gồm:
Để đánh giá mức độ tổn thương và biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số thăm dò cận lâm sàng chuyên sâu bao gồm:
Cholesteatoma không thể tự khỏi và cần được điều trị tích cực để ngăn ngừa biến chứng. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị cholesteatoma có thể bao gồm phẫu thuật hoặc theo dõi bảo tồn trong những trường hợp đặc biệt.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ cholesteatoma và ngăn ngừa tái phát. Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm sạch tai bằng cách hút rửa để giảm viêm và chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để kiểm soát nhiễm trùng.
Mục tiêu phẫu thuật bao gồm loại bỏ toàn bộ cholesteatoma, làm sạch nhiễm trùng và phục hồi tai khô, bảo tồn hoặc tái tạo thính lực. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thực hiện: Khoan xương chũm để loại bỏ cholesteatoma lan vào xương chũm, tái tạo màng nhĩ nhằm phục hồi chức năng tai hoặc loại bỏ/tái tạo xương con để cải thiện thính lực.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm viện ít nhất một đêm để theo dõi biến chứng. Sau xuất viện, người bệnh cần giữ tai khô, tránh nước vào tai đồng thời hạn chế đi máy bay, bơi lội và vận động mạnh trong vài tuần.
Ngoài ra, người bệnh cần tái khám định kỳ để làm sạch tai, kiểm tra thính lực và phát hiện tái phát. Một số bệnh nhân cần phẫu thuật lần hai (sau 6 - 12 tháng) để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bệnh tích và tái tạo hệ thống truyền âm.
Điều trị bảo tồn
Trong một số ít trường hợp, cholesteatoma có thể được kiểm soát mà không cần phẫu thuật bằng cách thường xuyên làm sạch túi co lõm, loại bỏ các tế bào da chết tích tụ. Việc này phải được thực hiện cẩn thận dưới kính hiển vi bởi bác sĩ tai mũi họng có kinh nghiệm để hạn chế nguy cơ tiến triển của bệnh.
Phương pháp điều trị bảo tồn thường chỉ được áp dụng cho:
Tuy nhiên, do cholesteatoma có xu hướng tiếp tục phát triển, phương pháp này không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn mà chỉ giúp kiểm soát tạm thời. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ và tái khám thường xuyên để đảm bảo tình trạng không diễn tiến nặng hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng bệnh lý cholesteatoma mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc trong bản tin sức khỏe hôm nay. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc cholesteatoma là gì. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian để theo dõi hết bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.