Giá trị dinh dưỡng của rong biển và một số lưu ý khi dùng
Ngày 02/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Rong biển là thực phẩm được nhiều người yêu thích và có thể dùng chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. Giá trị dinh dưỡng của rong biển giàu vitamin và chất khoáng, đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe.
Ăn rong biển là một cách rất tốt để bổ sung iot tự nhiên, phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp, trong đó có cường giáp và suy giáp. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu mời bạn đọc cùng khám phá giá trị dinh dưỡng của rong biển.
Giá trị dinh dưỡng của rong biển có gì?
Rong biển là thuật ngữ dùng để chỉ các loại thực vật sống dưới biển nói chung và một số loại tảo. Một số loại rong biển có thể phát triển ở cả vùng nước lợ. Không phải loại rong biển nào cũng ăn được nhưng đa phần giá trị dinh dưỡng của rong biển khá cao, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Rong biển hiện nay có nhiều loại với hình dạng, màu sắc và đặc tính khác nhau. Rong biển có thể được dùng dưới dạng rong biển tươi hoặc rong biển khô, rong biển đã qua chế biến. Một vài loại tảo còn được ứng dụng để làm thực phẩm chức năng bổ sung vi chất.
Rong biển là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất cần thiết. Giá trị dinh dưỡng của rong biển có thể thay đổi theo từng loại rong biển hoặc môi trường sống của rong biển khác nhau. Dựa trên loại rong biển được dùng phổ biến nhất hiện nay, 100g rong biển có thành phần dinh dưỡng gồm:
10g carbs;
2g protein;
1g chất béo;
35% nhu cầu sợi quang;
180% magie;
80% vitamin K;
70% mangan;
65% nhu cầu iot;
70% natri;
60% canxi;
50% folate;
45% kali;
20% sắt.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng của rong biển nêu trên, thực phẩm này còn bổ sung thêm các chất như omega-3, 6, 9, các vitamin A, C, E, phốt pho, vitamin nhóm B và choline,...
Nhìn chung, dựa trên giá trị dinh dưỡng của rong biển có thể thấy đây là thực phẩm bổ sung vi chất hiệu quả cho cơ thể, không chứa chất béo nhưng lại rất giàu khoáng chất, ít calo. Hầu hết mọi đối tượng đều có thể bổ sung rong biển vào chế độ ăn. Với trẻ sơ sinh có thể ăn rong biển từ 6 tháng tuổi để tăng cường khoáng chất và iot.
Rong biển có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Rong biển là thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi vị ngon hấp dẫn, giàu dưỡng chất và vitamin cho sức khỏe. Khi bổ sung thêm rong biển vào chế độ ăn uống, bạn có thể nhận được rất nhiều lợi ích như:
Giảm nồng độ cholesterol trong máu: Hàm lượng chất xơ có trong giá trị dinh dưỡng của rong biển giúp điều tiết nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đau tim,...
Phòng ngừa ung thư: Giá trị dinh dưỡng của rong biển góp phần chống lại các tế bào ung thư. Thành phần lignans trong rong biển tác động lên tế bào ung thư khiến chúng ngừng hoặc chậm phát triển.
Tăng miễn dịch: Chất chống oxy hóa dồi dào có trong rong biển sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chống lại các mầm bệnh, yếu tố nguy cơ xâm nhập từ bên ngoài. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng của cơ thể cũng được tăng cường, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư phổi,...
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp: Hàm lượng iot được đánh giá cao trong giá trị dinh dưỡng của rong biển khi có tác dụng thúc đẩy chức năng tuyến giáp hoạt động ổn định, đề phòng bệnh suy giáp hoặc cường giáp do thiếu iot.
Làm đẹp da: Như bạn đã biết, rong biển là nguồn bổ sung dồi dào các vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa, từ đó giúp làn da tươi trẻ hơn. Vitamin B1, B2, B6, B12,... đều là những loại vitamin có tác dụng hạn chế mạch máu nổi trên bề mặt làn da, giữ da ẩm mịn và căng tràn sức sống.
Hạn chế đau đầu: Một tác dụng nữa đến từ giá trị dinh dưỡng của rong biển là giảm thiểu các cơn đau đầu và đau nửa đầu. Khoáng chất magie dồi dào mà rong biển cung cấp cho cơ thể giúp thần kinh làm việc hiệu quả, hạn chế cảm giác đau đầu, mệt mỏi,...
Lưu ý gì khi dùng rong biển để tránh gây tác dụng phụ?
Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích và giá trị dinh dưỡng dồi dào nhưng việc lạm dụng hoặc dùng rong biển sai cách đều là tác nhân khiến cơ thể chịu tác dụng phụ từ thực phẩm này. Để hạn chế điều đó, bạn cần quan tâm đến những điều sau:
Rong biển có nhiều iot nhưng nếu ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa iot, chất xơ dẫn đến táo bón, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi,...
Không nên ăn quá nhiều rong biển, chỉ nên ăn 1 - 2 bữa/tuần vì rong biển có thể bị nhiễm độc kim loại nặng từ nước biển, không hề tốt cho sức khỏe nếu ăn nhiều.
Rong biển rất thích hợp chế biến với tôm nên bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Không nên ăn rong biển với các thực phẩm như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua ngọt,... vì có thể gây bệnh đau dạ dày, hại cho đường ruột.
Gợi ý món ăn bổ dưỡng, thơm ngon từ rong biển
Rong biển thường không có vị nên để thưởng thức rong biển một cách ngon miệng nhất, bạn có thể tham khảo những cách chế biến sau:
Rong biển rang muối: Rong biển bạn ngâm nở, xé nhỏ và đem đi phơi khô, chiên giòn rồi rắc với muối là đã có ngay món ăn vặt bổ dưỡng và hấp dẫn.
Salad rong biển: Cách chế biến rong biển thành salad rất dễ ăn, có hương vị tươi mát và giúp bạn ăn được nhiều rau hơn. Bạn có thể trộn rong biển tươi với bất kỳ loại rau nào yêu thích và thêm sốt salad thường dùng là được.
Canh rong biển nấu tôm: Tôm và rong biển kết hợp giúp tăng hàm lượng canxi, bổ xương và đề phòng loãng xương rất tốt. Bạn phi thơm hành tỏi băm nhuyễn rồi cho tôm vào xào săn, thêm nước, nêm nếm gia vị và nấu sôi, cuối cùng cho rong biển ngâm nở vào đun sôi lại là có thể thưởng thức.
Cơm nắm rong biển: Trộn đều rong biển sấy với cơm nóng, thêm ít dầu mè, giấm gạo, muối, sốt mayonnaise và trộn đều, nắm thành từng viên vừa ăn là đã có món ăn hấp dẫn, trẻ em hay người lớn đều yêu thích hương vị này.
Tóm lại, giá trị dinh dưỡng của rong biển đa phần là các chất khoáng, vitamin và hoạt chất thực vật có khả năng chống oxy hóa. Bạn lưu ý không nên ăn rong biển quá 1 - 2 bữa trong tuần và nên chọn loại rong biển đã sơ chế sạch, nguồn gốc uy tín để sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.