Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mỡ máu cao ăn khoai lang được không và lưu ý gì khi ăn?

Ngày 14/10/2023
Kích thước chữ

Khoai lang là thực phẩm được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng cũng như lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc ăn khoai lang có thể gây tác dụng phụ. Vậy mỡ máu cao ăn khoai lang được không?

Mỡ máu cao cần chú ý rất nhiều đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày, Để bệnh cải thiện tối đa, người bệnh cần kiêng ăn một số món nhất định. Để giải đáp thắc mắc mỡ máu cao ăn khoai lang được không, mời bạn cùng khám phá ngay sau đây trong bài viết dưới đây của Long Châu.

Những tác dụng của khoai lang đối với cơ thể

Trước khi tiến hành giải đáp câu hỏi mỡ máu cao ăn khoai lang được không, bạn cũng nên biết thêm thông tin về khoai lang, đặc biệt là công dụng của thực phẩm này đối với sức khỏe. Khoai lang là loại củ rất quen thuộc với người Việt. Tuy có nhiều loại khoai lang khác nhau nhưng đa số đều rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết.

Trong Đông y, khoai lang được sử dụng như một loại dược liệu thiên nhiên để bồi bổ sức khỏe, ích khí, tiêu viêm và nhuận tràng,… Nghiên cứu trong y học hiện đại cũng chứng minh khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp với nhiều đối tượng và có thể ứng dụng trong chữa trị vàng da, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, di tinh ở nam giới, bệnh kiết lỵ, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch,…

Mỡ máu cao ăn khoai lang được không và lưu ý gì khi ăn? 1
Khoai lang có nhiều loại khác nhau nhưng hầu hết đều có lợi cho sức khỏe

Hiện nay có rất nhiều giống khoai lang khác nhau, phổ biến nhất là khoai lang trắng, khoai lang mật, khoai lang đỏ, khoai lang tím, khoai lang vàng,… Tuy có sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa những loại khoai lang này nhưng không đáng kể, hầu hết các loại khoai lang đều có những tác dụng như sau:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Thành phần chất xơ dồi dào trong khoai lang hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả, giảm thiểu tình trạng như đầy bụng khó tiêu, ợ chua, ợ nóng sau bữa ăn, chứng táo bón,…
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Một tác dụng nữa của khoai lang bạn không nên bỏ qua, đó là hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết, ổn định lượng đường trong máu và ngừa bệnh tiểu đường.
  • Kiểm soát cân nặng: Ăn khoai lang rất tốt cho việc giảm cân mà không lo bị đói hoặc thiếu chất vì với số calo thấp nhưng khoai lang lại giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng, tạo cảm giác no lâu hơn mỗi khi ăn.
  • Ngừa bệnh tim mạch: Một số bệnh tim mạch phổ biến như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ,… có tỷ lệ mắc bệnh giảm rõ rệt ở những người thường xuyên thêm khoai lang vào chế độ ăn uống.
  • Chống viêm, tránh bệnh xương khớp: Các nghiên cứu cho thấy khoai lang có tác dụng khá tốt trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, đặc biệt là viêm nhiễm xương khớp như viêm khớp gối, viêm đốt sống lưng, cổ,…
  • Điều hòa huyết áp, giảm cholesterol: Thành phần dinh dưỡng giàu chất xơ khiến khoai lang trở thành thực phẩm giảm cholesterol máu hiệu quả, tránh trường hợp huyết áp tăng cao, đột ngột gây nguy hiểm.

Bệnh nhân mỡ máu cao ăn khoai lang được không?

Khi nói đến khoai lang, nhiều người đặt ra nghi vấn về việc mỡ máu cao ăn khoai lang được không. Nguyên nhân là do bệnh nhân mỡ máu cao thường được khuyến khích ăn nhiều rau xanh và hạn chế một số thực phẩm gây hại cho bệnh tình. Vậy dưới góc nhìn của chuyên gia, mỡ máu cao ăn khoai lang được không?

Với hàm lượng khá dồi dào vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa mà khoai lang có thể làm giảm nồng độ cholesterol – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm khi mỡ máu cao cũng được hạn chế khá tốt khi người bệnh bổ sung khoai lang đúng cách, đều đặn.

Mỡ máu cao ăn khoai lang được không và lưu ý gì khi ăn? 2
Mỡ máu cao ăn khoai lang được không? Câu trả lời là có

Như vậy, giải đáp câu hỏi mỡ máu cao ăn khoai lang được không, câu trả lời là có thể, khoai lang là một trong những thực phẩm được khuyến khích bổ sung cho bệnh nhân được chẩn đoán mỡ máu cao. Nhiều nghiên cứu về tác dụng của khoai lang với bệnh mỡ máu cao cho thấy, ăn khoai lang có thể giảm lượng mỡ trong máu khá tốt, đồng thời ức chế hàm lượng cholesterol hiệu quả hơn đến 10 lần so với một số thực phẩm thông thường.

Không chỉ vậy, cho biết về vấn đề mỡ máu cao ăn khoai lang được không, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng, khoai lang chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, có thể hỗ trợ giảm cân nhanh chóng và an toàn, giảm nguy cơ gây bệnh mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ thường xuất hiện ở người thừa cân, béo phì.

Thành phần kali trong khoai lang cũng phát huy tác dụng kiểm soát đường huyết tốt, giữ mức đường trong máu ở mức ổn định, từ đó hạn chế nguy cơ đái tháo đường – một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến lượng mỡ trong máu tăng nhanh. Thống kê về hiệu quả của khoai lang với bệnh nhân mỡ máu còn cho thấy nguy cơ đột quỵ giảm đến hơn 20%.

Lưu ý cho người bị mỡ máu cao khi ăn khoai lang

Mỡ máu cao ăn khoai lang được không? Khoai lang là thực phẩm hỗ trợ điều trị, giảm mỡ trong máu nhưng cần ăn đúng cách để phát huy tác dụng tốt nhất. Dưới đây là một số điều cần lưu tâm khi dùng khoai lang cho người mỡ máu cao.

  • Thời điểm ăn: Bệnh nhân mỡ máu cao tốt nhất nên ăn khoai lang vào bữa trưa hoặc bữa phụ buổi chiều để đảm bảo cơ thể có thời gian hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng từ thực phẩm này. Khi ăn khoai lang vào thời gian này cũng giúp tăng khả năng hấp thụ canxi từ khoai lang.
  • Tránh ăn khi đói: Nhiều người cho rằng khoai lang chứa nhiều tinh bột nên có thể ăn thay cơm, ăn khi đói, tuy nhiên, nhận định này chưa hoàn toàn chính xác. Việc ăn khoai lang khi đói có thể kích thích dạ dày, tăng dịch vị và dễ dẫn đến đau dạ dày, hạ đường huyết đột ngột gây mệt mỏi,…
  • Không nên ăn cả vỏ khoai lang: Vỏ khoai lang nếu chưa làm sạch kỹ có thể khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề như đau bụng, khó tiêu, ngộ độc,… Nên bạn hãy bỏ vỏ khi ăn khoai lang nhé.
  • Không dùng khoai lang và quả hồng cùng lúc: Nguyên nhân là do ăn khoai lang tăng tiết dịch vị, nếu nạp thêm tanin từ quả hồng có thể gây hại cho tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày, xuất huyết,…
Mỡ máu cao ăn khoai lang được không và lưu ý gì khi ăn? 3
Tránh tuyệt đối ăn khoai lang cùng lúc với quả hồng

Mong rằng bài viết trên với những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc mỡ máu cao ăn khoai lang được không. Đối với bệnh nhân bị mỡ máu cao, ăn quá nhiều khoai lang cũng không tốt, bạn chỉ nên đảm bảo ăn từ 1 – 2 bữa/tuần và tránh chế biến khoai lang với nhiều dầu mỡ, gia vị.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin