Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều cần biết khi sơ cứu hạ đường huyết đột ngột

Ngày 23/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp hơn so với mức trung bình của người khỏe mạnh. Đây là tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào và đặc biệt dễ xảy ra với người mắc bệnh lý đái tháo đường. Tuy nhiên, cách sơ cứu hạ đường huyết không phải ai cũng biết.

Hạ đường huyết là một biến chứng của đái tháo đường, nếu không được xử lý kịp thời còn nguy hiểm hơn nhiều so với tăng đường huyết. Hãy cùng đọc bài viết bên dưới để nắm rõ cách sơ cứu hạ đường huyết nhé!

Tìm hiểu về tình trạng hạ đường huyết

Năng lượng chủ yếu để bạn học tập, làm việc hay đơn giản là để bạn thức dậy mỗi ngày là đến từ lượng đường trong máu. Lượng đường này đến từ thức ăn, nước uống mà bạn nạp vào cơ thể hằng ngày.

Khi thức ăn vào cơ thể và được chuyển hóa thành đường, hormone insulin sẽ giúp chuyển lượng đường trong máu vào mô để tạo thành năng lượng dự trữ cho các hoạt động của cơ thể.

Nhung-dieu-can-luu-y-khi-so-cuu-ha-duong-huyet 2.png
Hạ đường huyết có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào

Khi cơ thể hoạt động mạnh và cần đường trong máu, hormone glucagon sẽ giúp chuyển lượng đường dự trữ trong tế bào vào máu. Tóm lại insulin và glucagon đều là hai hormone điều hòa lượng đường huyết nhưng có hoạt động đối nghịch nhau.

Hạ đường huyết là khi mức đường trong máu giảm thấp hơn mức tiêu chuẩn, dưới 70mg/dl (< 3,9 mmol/l) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể. Tình trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường có thể xảy ra khi cơ thể mất ổn định đường huyết (thường sau khi ngủ dậy), khi cơ thể sản xuất quá nhiều insulin sau khi ăn hoặc khi hoạt động mạnh nhưng glucagon không sản xuất đường kịp thời.

Các nguyên nhân hạ đường huyết không phải đái tháo đường

Hạ đường huyết không biểu hiện liên quan đến việc cơ thể bị rối loạn, cơ thể trong tình trạng đường huyết thấp kéo dài dẫn đến các biểu hiện xuất hiện nhẹ hoặc ít. Một số tác nhân có thể gây hạ đường huyết như sau:

Thuốc: Nếu vô tình uống phải thuốc điều trị đái tháo đường của người khác, bạn có thể bị tụt đường huyết. Không những thế, một số thuốc khác như quinine dùng trong điều trị sốt rét cũng có khả năng gây nên tình trạng này.

  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc khác như quinine dùng trong điều trị sốt rét cũng có khả năng gây nên tình trạng này.
  • Suy dinh dưỡng hay rối loạn ăn uống, nhịn đói, thiếu hụt lượng glycogen dự trữ;
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài;
  • Từng phẫu thuật dạ dày dẫn đến hội chứng Dumping gây rỗng dạ dày nhanh;
  • Nghiện rượu;
  • Các bệnh lý gây suy giảm chức năng gan, tụy, thận;
  • Khối u hay ung thư tuyến tụy;
  • Rối loạn thời điểm thai kỳ;
  • Thiếu hụt hormone.
Nhung-dieu-can-luu-y-khi-so-cuu-ha-duong-huyet 3.png
Có nhiều nguyên nhân gây ra hạ đường huyết ngoài bệnh lý đái tháo đường

Với các nguyên nhân này, thường không có triệu chứng rõ rệt hoặc cơ thể chỉ thực sự báo động khi đường huyết dưới mức tiêu chuẩn kéo dài. Đây là tình trạng nguy hiểm do khó nhận biết và có thể chuyển biến nặng.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường

Nguyên nhân thường gặp là do thuốc. Một số thuốc đái tháo đường gây hạ đường huyết nhanh và mạnh dẫn đến mức đường huyết giảm mạnh gây sốc.

Việc tiêm insulin không đúng liều lượng hoặc không đúng loại dẫn đến nồng độ hormone này trong máu quá cao và khiến lượng đường giảm. Thời điểm tiêm cũng cần được lưu ý do hiện nay có nhiều loại bút tiêm insulin khác nhau với thời điểm tiêm khác nhau. Người bệnh thường là người lớn tuổi do đó có thể do quên tiêm hoặc tiêm không đúng thời điểm, người nhà cần nên theo dõi và lưu ý hơn.

Biểu hiện khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết sẽ có những biểu hiện chung như sau:

  • Môi nhợt nhạt, tím tái;
  • Hay buồn ngủ, dễ cáu gắt;
  • Có nhiều cơn đói đột ngột;
  • Khó tập trung, lú lẫn;
  • Tình trạng mệt mỏi, ủ rũ kéo dài;
  • Nước da nhợt nhạt.

Khi gặp một hoặc một vài tình trạng trên bạn nên chú ý vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hằng ngày để điều hòa đường huyết.

Với hạ đường huyết đột ngột, có thể nhận biết qua các biểu hiện sau:

Các bạn có thể phòng ngừa bằng cách mang theo đồ ăn vặt để có thể bổ sung khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện này nhé! Vậy cách sơ cứu hạ đường huyết là gì?

Cách sơ cứu hạ đường huyết đột ngột

Vì đường trong máu chủ yếu đến từ việc ăn do đó cách nhanh và dễ dàng nhất để tăng nó là ăn nhanh một bữa nhẹ ngay khi gặp phải một trong các biểu hiện đã được liệt kê. Nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng 10 - 15 phút, điều chỉnh nhịp thở và thoải mái.

Với những tình huống hạ đường huyết đột ngột, bản thân bệnh nhân và người thân của bệnh nhân cần nhanh chóng xác định tình trạng hạ đường huyết và sơ cứu nhanh bằng cách: Ăn một viên kẹo ngọt bất kỳ, một cái bánh hoặc trái cây có sẵn. Nếu không đỡ cần tối thiểu 15g đường hoặc 3 thìa cafe đường pha trong 100ml nước. 

Kiểm tra đường huyết đã ổn định chưa và theo dõi tình trạng cơ thể để điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

Đối với tình trạng hạ đường huyết nặng cũng cần sơ cứu như vậy rồi đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử trí cấp cứu nâng cao.

Nhung-dieu-can-luu-y-khi-so-cuu-ha-duong-huyet 4.png
Hãy gọi ngay cấp cứu khi gặp trường hợp nặng để nhân viên y tế sơ cứu hạ đường huyết đúng cách

Ở các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân mê man, lú lẫn và dần mất ý thức. Bạn cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:

  • Gọi cấp cứu;
  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng;
  • Có thể dùng khăn quấn quanh một chiếc muỗng và đặt vào miệng để ngăn bệnh nhân cắn phải lưỡi;
  • Không cho ăn hay uống bất kỳ thứ gì vào lúc này vì rất dễ gây tắc nghẽn đường thở, rất nguy hiểm.
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Nên mang theo thuốc, bút tiêm hay bệnh án để có thể xác định nguyên nhân, từ đó có biện pháp để phòng tránh tốt hơn.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ về biểu hiện và cách sơ cứu hạ đường huyết đột ngột. Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều biến chứng cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm