Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc Diclofenac có tác dụng giảm đau kháng viêm, nằm trong nhóm NSAID. Bài viết cung cấp thông tin các tác dụng phụ của thuốc Diclofenac, để bạn đọc an tâm khi sử dụng thuốc và kịp thời xử trí các biến chứng nghiêm trọng.
Tác dụng phụ của thuốc Diclofenac thường gặp nhất trên đường tiêu hóa, để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ, người bệnh nên được dùng với liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian càng ngắn càng tốt.
Diclofenac là thuốc thuộc nhóm dược lý giảm đau, kháng viêm không steroid (hay còn gọi là NSAID). Thuốc có tác động giảm đau ngoại biên, ngăn chặn quá trình viêm tiến triển, do đó được chỉ định trong điều trị các bệnh đau nhức, đặc biệt các bệnh đau liên quan đến cơ xương khớp như:
Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định và tư vấn từ nhân viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ, trước khi sử dụng thuốc, nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và mang lại hiệu quả.
Thuốc Diclofenac có nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, dung dịch dùng để tiêm, thuốc đạn đặt, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ bôi ngoài da,… Các nhà máy sản xuất thuốc cũng bào chế với nhiều hàm lượng khác nhau, một vài sản phẩm phổ biến nhất là:
Liều khởi đầu thuốc Diclofenac cho người lớn khuyến cáo là từ 100 đến 150 mg/ngày. Nếu trường hợp dùng thuốc để điều trị bệnh nhẹ hoặc điều trị duy trì, thì dùng liều Diclofenac sẽ là từ 75 đến 100mg/ ngày. Thuốc được chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày. Bên cạnh đó, để ngăn chặn cơn đau về đêm hoặc triệu chứng cứng khớp buổi sáng, có thể thêm một viên đặt lúc đi ngủ. Tổng liều tối đa không được quá 150mg/ngày, để tránh các gặp nhiều các tác dụng phụ của thuốc Diclofenac.
Để giảm đau bụng kinh tiên phát, liều hàng ngày thuốc Diclofenac thường là từ 50 đến 150mg, nên được điều chỉnh theo từng người khác nhau. Khuyến cáo nên dùng một liều khởi đầu từ 50 – 100mg và nếu cần thì tăng lên để giảm đau kinh nguyệt, nhưng tối đa không vượt quá 200 mg/ngày. Nên bắt đầu dùng thuốc ngay khi xuất hiện triệu chứng.
Trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi, dùng thuốc Diclofenac liều từ 0,5 đến 2 mg/kg/ngày, chia thuốc uống làm 2 hoặc 3 lần, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp vị thành niên, liều dùng đường uống mỗi ngày có thể tăng lên đến tối đa là 3 mg/kg/ ngày, chia nhiều lần uống.
Liều tối đa khi dùng thuốc Diclofenac không được vượt quá 150 mg/ngày.
Uống thuốc kháng viêm Diclofenac với một ly nước đầy, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không được nằm xuống trong vòng ít nhất 10 phút sau khi đã uống thuốc. Nếu bạn gặp vấn đề với bệnh ở dạ dày, hãy dùng cùng thực phẩm, sản phẩm từ sữa, hoặc thuốc kháng acid (antacid) khi uống thuốc. Tuy nhiên, việc uống cùng nhau có thể làm giảm lượng thuốc hấp thu, từ đó có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Không bẻ, nghiền, nhai vụn hoặc làm vỡ các viên thuốc, vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Hãy dùng nguyên cả viên thuốc.
Đối với các tình trạng bệnh lý nhất định (chẳng hạn như viêm khớp), cần ít nhất 2 tuần dùng thuốc để phát huy các tác dụng trị liệu đầy đủ. Bên cạnh đó, hãy báo cho bác sĩ biết, nếu tình trạng của bạn trở nên xấu hơn.
Tác dụng phụ của thuốc Diclofenac thường gặp trên đường tiêu hóa. Bạn nên đến các cơ sở chăm sóc y tế gần nhất, nếu gặp các dấu hiệu dị ứng thuốc như phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc khó thở.
Các tác dụng phụ của thuốc Diclofenac ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
Ngưng sử dụng nếu bạn gặp một số tác dụng phụ của thuốc Diclofenac nghiêm trọng như:
Bài viết đã cung cấp thông tin các tác dụng phụ của thuốc Diclofenac. Không phải ai khi dùng thuốc cũng biểu hiện các tác dụng phụ như vừa liệt kê bên trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác, hiếm gặp chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, lo lắng nào về tác dụng phụ của thuốc, hãy liên hệ tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.