Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đo chức năng hô hấp hay còn gọi là đo chức năng thông khí, là phương pháp được sử dụng để thăm dò chức năng phổi, nhằm mục đích tầm soát, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến hệ thống hô hấp. Dưới đây là một số thông tin cơ bản giúp trả lời cho câu hỏi đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?
Một cách để đánh giá chính xác cũng như theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh về đường hô hấp đó là thăm dò chức năng hô hấp. Phương pháp này sẽ sử dụng các loại máy móc để đo dòng khí khi hít vào và thở ra để tính toán được những chỉ số chức năng quan trọng của phổi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào và nó có vai trò như thế nào đối với người bệnh phổi nhé!
Đo chức năng hô hấp là phương pháp chuyên sâu, sử dụng các loại máy để đo dòng khí khi hít vào và thở ra, từ đó sẽ tính toán ra được những chỉ số quan trọng về chức năng phổi. Đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến để chẩn đoán, theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe đường hô hấp của người bệnh. Kỹ thuật này thực hiện khá đơn giản, hầu như không gây đau cho người bệnh và đa số các trường hợp thực hiện đều không gây ra sự khó chịu hay biến chứng nguy hiểm nào.
Kỹ thuật này cung cấp cho các bác sĩ những thông tin về thông số hô hấp liên quan đến hoạt động của phổi. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về hai hội chứng rối loạn thông khí, đó là tắc nghẽn hoặc hạn chế đường dẫn khí.
Thông qua các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ biết được lưu lượng không khí đang lưu thông bên trong phế quản và phổi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đánh giá thêm được mức độ tắc nghẽn của phế quản cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng giãn phế quản để đưa ra những hướng điều trị phù hợp.
Sau khi thực hiện đo chức năng hô hấp, kết quả sẽ đưa về thông qua những con số cụ thể và so sánh với thông số của người có sức khoẻ bình thường. Sau đó, các trị số này sẽ được biểu diễn dưới dạng của một đường cong thể hiện lưu lượng thể tích với hai trục tham số, một trục là số đo về lưu lượng khí lưu thông, trục còn lại là số đo thể tích khí có ở trong phổi.
Tuỳ vào các trường hợp bệnh tình khác nhau mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định đo chức năng hô hấp. Một số trường hợp được chỉ định đo chức năng hô hấp, bao gồm:
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện kỹ thuật với những trường hợp như:
Dựa vào kỹ thuật đo chức năng hô hấp, các bác sĩ có thể thực hiện được những vấn đề sau:
Bên cạnh những trường hợp trên, đo chức năng hô hấp còn được chỉ định để tầm soát bệnh liên quan đến hệ hô hấp đối với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về hô hấp, chẳng hạn như người hút thuốc lá hay người thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hay các loại hóa chất độc hại.
Mặc dù kỹ thuật đo chức năng hô hấp mang lại nhiều giá trị trong y học nói chung và những bệnh lý về đường hô hấp nói chung, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định thực hiện. Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định đo chức năng hô hấp:
Để đo được chức năng hô hấp, người bệnh cần thực hiện hai động tác sau:
Trong suốt quá trình thực hiện, người bệnh cần thực hiện điều đặn, liên tục và không dừng lại những động tác được hướng dẫn. Việc dừng một cách đột ngột có thể làm sai lệch kết quả, từ đó đưa ra những nhận định và chẩn đoán kém chính xác về bệnh tình.
Từ những thông số hô hấp đo được (FEV1 và FVC) bác sĩ sẽ chẩn đoán chức năng thông khí của phổi. Tổng hợp tất cả những thông tin thu được, bác sĩ sẽ đưa ra được nhận định phổi đang hoạt động tốt hay không.
Khi thực hiện kỹ thuật đo chức năng hô hấp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể và giúp giải đáp câu hỏi đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào. Để có được kết quả đo chức năng hô hấp chính xác, bạn nên tìm đến các địa chỉ y tế uy tín để được các bác sĩ tay nghề cao hỗ trợ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.