Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Chế độ ăn kiêng

Sỏi thận nên kiêng ăn gì để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn?

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Sỏi thận nên kiêng ăn gì? Bệnh nhân mắc sỏi thận cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc loại bỏ hoặc hạn chế một số thực phẩm có thể góp phần vào sự hình thành của sỏi thận.

Sỏi thận là tình trạng phổ biến ngày càng gia tăng hiện nay. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách, sỏi thận có thễ tăng diễn tiến và gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nhiều người không biết rằng chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị sỏi thận.

Vậy bị sỏi thận nên kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sỏi thận có nhiều nguyên nhân khác nhau, bắt đầu từ quá trình kết tinh và lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sự hình thành sỏi tiết niệu có thể xuất phát từ nước tiểu chứa quá nhiều hóa chất, trong đó calci, acid uric, cystine là các tác nhân phổ biến. Trong tổng số các trường hợp, khoảng 85% sỏi thận bắt nguồn từ sự lắng đọng canxi.

soi-than-nen-kieng-an-gi-de-tranh-lam-benh-tro-nen-nghiem-trong-hon 1.jpg
Sỏi tiết niệu có thể xuất phát từ nước tiểu chứa quá nhiều hóa chất

Uống ít nước: Khi cơ thể thiếu nước, thận không thể bài tiết nước tiểu đúng cách, dẫn đến nước tiểu đặc. Điều này làm tăng nồng độ các tinh thể trong nước tiểu.

Chế độ ăn nhiều muối: Việc tiêu thụ lượng muối lớn, phổ biến ở người Việt, có thể tăng cường đào thải natri và canxi qua thận, tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi canxi.

Chế độ ăn nhiều đạm: Thức ăn giàu đạm có thể làm tăng nồng độ pH trong nước tiểu, đồng thời làm giảm khả năng hấp thu citrate và tăng bài tiết canxi.

Bổ sung calcium, vitamin C không đúng cách: Sử dụng quá nhiều calcium và vitamin C có thể dẫn đến sự cân bằng chất lỏng không đúng, tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi. Vitamin C, khi chuyển hóa thành oxalate, có thể tạo điều kiện cho việc hình thành sỏi.

Bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét dạ dày, tiêu chảy có thể làm tăng nồng độ oxalate trong nước tiểu, từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi.

Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình về sỏi thận có nguy cơ cao hơn so với người không có.

Các vấn đề sức khỏe: Các vấn đề như dị dạng đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiểu do phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể gây viêm đường tiết niệu và tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi.

Béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người béo phì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh sỏi thận so với người có cân nặng bình thường.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi thận

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân sỏi thận. Một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân trong việc chống lại bệnh tật. Khi mắc bệnh, nhiều người thường trải qua tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và ăn uống kém, điều này khiến việc hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng càng trở nên cần thiết để bổ sung các chất dinh dưỡng một cách khoa học cho bệnh nhân.

soi-than-nen-kieng-an-gi-de-tranh-lam-benh-tro-nen-nghiem-trong-hon 2.jpg
Bệnh nhân sỏi thận trải qua tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và ăn uống kém

Tùy thuộc vào kích thước của sỏi thận, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong quá trình điều trị, việc điều chỉnh chế độ ăn uống của bệnh nhân là rất quan trọng để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ tái phát sau này. Bệnh sỏi thận thường bắt nguồn từ thói quen ăn uống không lành mạnh, bao gồm việc ăn quá mặn, uống ít nước, và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa acid oxalic,... điều này khiến cho chức năng lọc của thận quá tải, dẫn đến sự tích tụ nhiều khoáng chất và cặn bã, từ đó hình thành sỏi. Do đó, trước khi tìm hiểu về chế độ ăn kiêng cho bệnh sỏi thận, người bệnh cần nắm vững những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng:

Hạn chế tiêu thụ muối và đường: Đảm bảo lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không vượt quá 3g/người và hạn chế đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Hạn chế thực phẩm giàu đạm và kali: Lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 200g để tránh tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng: Tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây giàu vitamin để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, từ đó tránh tình trạng suy nhược cơ thể và nguy cơ trầm trọng hóa bệnh.

Uống đủ nước: Thực hiện việc uống nước đủ lượng, đặc biệt sau khi tập thể dục hoặc khi gặp trời nắng nóng để giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nước và ngăn ngừa sự tích tụ các tinh thể trong nước tiểu.

Sỏi thận nên kiêng ăn gì để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận thường là do chế độ ăn uống mất cân bằng. Bệnh sỏi thận cần kiêng ăn gì, để tránh tăng cường sự hình thành của sỏi:

Hạn chế muối: Muối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận, bởi nó góp phần tạo ra các gốc oxalate, làm tăng nguy cơ suy thận. Do đó, hạn chế tiêu thụ muối chỉ vào khoảng 3g mỗi ngày sẽ giúp trong quá trình điều trị sỏi thận và tránh các biến chứng sau này.

soi-than-nen-kieng-an-gi-de-tranh-lam-benh-tro-nen-nghiem-trong-hon 3.jpg
Muối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận

Giảm đường: Bệnh nhân sỏi thận cũng nên hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo, vì chúng thường chứa nhiều đường fructose và sucrose, có thể gây sỏi thận và tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Đồ ngọt cũng có thể làm tăng gốc oxalate, nên cần hạn chế tiêu thụ.

Hạn chế kali: Thực phẩm giàu kali như chuối, bơ, khoai tây... khiến cơ thể chịu áp lực lớn, làm giảm khả năng đào thải của thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này.

Giảm chất đạm: Chất đạm có thể gây tích tụ acid uric trong máu, tạo nên tinh thể muối urat và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc giảm lượng thịt tiêu thụ hàng ngày xuống chỉ khoảng 200g, ưu tiên các loại thịt nạc, ức gà và hạn chế hải sản, tôm, cua sẽ giúp kiểm soát tình trạng này.

Hạn chế oxalate: Người mắc bệnh sỏi thận nên tránh ăn các thực phẩm giàu oxalate như củ cải đường, rau muống, đậu, rau cải bó xôi,... để giảm nguy cơ tăng kích thước và số lượng sỏi thận.

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên xào có thể làm tăng lượng muối và chất béo đưa vào cơ thể, gây áp lực lên thận và làm tình trạng bệnh sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Chế biến thức ăn theo các phương pháp như hấp, luộc... sẽ là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe và giúp giảm gánh nặng cho thận.

Tránh đồ uống kích thích: Người mắc bệnh sỏi thận nên tránh uống nước ngọt, cà phê hoặc trà đậm, vì chúng có thể tạo điều kiện cho sự kết tủa của các tinh thể và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Đồng thời, cũng cần tránh sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, vì chúng có thể gây quá tải cho thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã giải đáp được thắc mắc bị sỏi thận nên kiêng ăn gì để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý là không có chế độ dinh dưỡng cụ thể nào có thể phù hợp với tất cả mọi bệnh nhân sỏi thận vì mỗi cơ thể đều có những nhu cầu và phản ứng riêng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin