Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối với các chế độ dinh dưỡng giảm cân. Tuy nhiên, ít ai biết về tác hại của khoai lang.
Khoai lang là nguồn cung cấp dồi dào tinh bột, carbs, calo, cũng như các chất dinh dưỡng, protein, vitamin A, vitamin C, kali, magie và sắt. Nhờ các thành phần tuyệt vời này, khoai lang được các bác sĩ khuyến nghị nên dùng cho những người đang giảm cân, người gặp các vấn đề về hô hấp, viêm khớp và viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, vẫn có những tác hại của khoai lang mà không phải ai cũng biết!
Hiện nay, vẫn có không ít người thắc mắc về tác hại của khoai lang. Dưới đây là một số tác hại phổ biến của khoai lang mà bạn không thể bỏ qua!
Trong khoai lang có chứa một lượng chất axit oxalic dồi dào. Khi ăn quá nhiều khoai lang, chất axit oxalic không kịp để đào thải ra bên ngoài, gây quá tải chức năng thận. Lâu dần, hợp chất này sẽ tạo thành từng viên sỏi nhỏ, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, ăn không tiêu, mệt mỏi và chán ăn.
Tác hại của khoai lang tiếp theo là ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Khoai có chứa mannitol, là một loại carbohydrate có thể gây ra chứng khó chịu ở dạ dày nếu tiêu thụ quá nhiều. Nhiều người ăn khoai lang cũng đã khẳng định rằng ăn quá nhiều khoai khiến họ bị đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy.
So với khoai tây, lượng đường có trong khoai lang đã nhỏ hơn đáng kể. Vì vậy, ăn khoai lang thường xuyên có thể cải thiện độ nhạy của insulin. Từ đó, giúp người bệnh duy trì được lượng đường huyết ở mức bình thường. Tuy nhiên, ăn khoai lang quá nhiều vẫn tiềm tàng nguy cơ làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất kali nhất, có thể giúp bạn giảm thiểu các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch. Tuy nhiên, việc dư thừa kali lại kéo theo những tác dụng phụ khôn lường như: Tăng kali máu, nhiễm độc kali, tức ngực, đau tim.
Ngộ độc vitamin A là một trong những tình trạng phổ biến khi ăn quá nhiều khoai lang. Một số dấu hiệu đặc trưng của ngộ độc vitamin A là đau đầu và phát ban. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A cũng là nguyên nhân trực tiếp gây khô tóc, rụng tóc, rụng lông mày, môi nứt nẻ và da thô ráp. Với những người có chức năng gan kém, cơ thể tích tụ quá nhiều vitamin A còn gây ra những tổn thương gan nặng nề.
Có thể thấy các tác hại của khoai lang kể trên đều đến từ việc tiêu thụ quá nhiều khoai lang. Không thể phủ nhận rằng khoai lang có vô vàn tác dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bạn ăn quá nhiều khoai lang. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn 1 - 2 củ khoai lang mỗi ngày là đủ, tương đương với 300g vào các bữa sáng và trưa.
Tiêu thụ khoai lang một cách chừng mực giúp bạn tránh được những tác hại của khoai lang, đồng thời cải thiện sức khỏe và bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có trong loại củ này.
Khoai lang là loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột nên nhiều người cho rằng khoai lang cũng giống như cơm, gạo, có thể ăn bất cứ lúc nào. Đây là một quan niệm sai lầm. Ngoài ra, người tiêu dùng còn mắc phải những sai lầm phổ biến khác khi ăn khoai lang. Đó là:
Ăn khoai lang khi đói sẽ làm tăng tiết dịch vị trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn xong, nhiều người thường cảm thấy đầy bụng, nóng ruột, ợ chua mà cảm giác đói vẫn không được xua tan.
Đây là sai lầm phổ biến đối với nhiều người muốn duy trì chế độ ăn giảm cân. Khoai lang giàu chất xơ khá tốt cho hệ tiêu hóa, lại giàu các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, C, D,… nên rất tốt cho người ăn kiêng.
Tuy nhiên, việc ăn khoai lang thay cơm sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vi khoáng và các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Nhiều người cho rằng vỏ khoai lang cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng vỏ khoai lang thực sự không mang lại bất cứ lợi ích gì cho sức khỏe con người. Không những vậy, nhiều củ khoai còn bị sần vỏ, có đốm đen hay có vết thâm,... khi ăn vào sẽ gây ngộ độc.
Khoai lang mọc mầm là những củ khoai đã được thu hoạch quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách khiến mầm cây mọc lên từ củ. Mầm khoai lang chứa các loại độc tố vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và thần kinh. Người già hay trẻ nhỏ ăn quá nhiều khoai lang mọc mầm còn có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,...
Khoai lang làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa, khiến bạn đầy bụng, ợ hơi. Trong khi đó, vào buổi tối, quá trình trao đổi chất của cơ thể giảm đi, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ không thể tiêu hóa hết trong thời gian này. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn khoai lang trước 8 giờ tối.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được những tác hại của khoai lang. Khoai lang rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy thật cẩn trọng với những tác hại khôn lường của loại thực phẩm này nếu không tiêu thụ đúng cách nhé!
Xem thêm: Ăn khoai lang nhiều có tốt không? 10 lý do để ăn khoai lang mỗi ngày
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.