Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ xưa, trà sen đã là thức uống quen thuộc của người Việt Nam. Cái hay của trà sen là ở hương thơm, ở vị ngon của trà, cách chế biến và sản xuất trà cũng như phong cách thưởng thức trà. Không chỉ vậy, trà sen còn được xem là một phương thuốc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số bệnh.
Trà sen được kết tinh từ trà xanh và hoa sen nên có vị thơm ngon và ngoài ra còn chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về những lợi ích của dược liệu này, cách pha trà sen và những lưu ý khi uống trà sen.
Trà sen là sự giao thoa giữa hoa sen và trà xanh. Thức uống mang đậm nét Việt này được tạo ra khi trà xanh được ướp cùng hương sen. Để sản xuất trà sen, người ta tuyển chọn nguyên liệu rất kỹ:
Sau bước chọn nguyên liệu là đến khâu ướp trà. Công đoạn này yêu cầu người ướp có tính tỉ mỉ, điều này cũng quyết định đến chất lượng của trà.
Theo kinh nghiệm của người ướp trà lâu năm, để có một ký trà sen cần ướp 1.000 hoa sen nhiều lần. Chính sự kỳ công này đã mang đến cho trà sen một mùi hương tinh túy lan tỏa trong từng tách trà.
Trà sen mang lại những lợi ích cho sức khỏe con người như sau:
Cholesterol liên quan đến bệnh tim mạch do nồng độ cholesterol trong máu tăng. Nhờ trà sen có các hoạt chất EGGC nên có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo, làm giảm cholesterol,… Đây là thức uống rất tốt cho những người béo phì.
Trà sen còn rất tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhờ công dụng ổn định mức đường huyết trong cơ thể đồng thời hỗ trợ ngăn rối loạn lipid máu. Nếu sử dụng trà sen thường xuyên bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trà sen hỗ trợ loại bỏ lượng mỡ trong máu do các hoạt chất có trong trà sen như tanin, nuciferin, alcaloid, vitamin C và các axit citric, tartric, succinic,…
Bạn sẽ có cảm giác dễ chịu và thoải mái khi uống trà sen, giúp tinh thần của bạn ở trong trạng thái minh mẫn, loại bỏ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
Sử dụng trà sen thường xuyên trong một thời gian, bạn sẽ thấy trà sen có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng axit có trong dạ dày, hạn chế tình trạng ợ chua, viêm loét dạ dày.
Trà sen được dùng là phương thuốc hữu hiệu hỗ trợ điều trị chứng xuất tinh sớm của nam giới. Ngoài ra, trà sen cũng có tác dụng khi dùng trong những ngày “đèn đỏ” của chị em phụ nữ.
Theo Đông y, trà sen rất tốt cho những người ở vùng khí hậu nắng nóng do có tác dụng giải nhiệt và làm mát các cơ quan nội tạng.
Trà sen chứa nhiều hoạt chất như lotusine, nuciferine, demethyl coclaurine neferin có tác dụng chống oxy hóa, ngăn sự lão hóa da, mang đến làn da hồng hào, tràn đầy sức sống.
Trà sen chứa nhiều vitamin C nên giúp ngăn ngừa và phòng chống các bệnh về tim mạch, đột quỵ và nguy cơ bị ung thư,…
Hoa sen có công dụng tái tạo tế bào máu nên được dùng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Do công dụng này mà nhiều người tìm đến trà sen để cải thiện máu trong cơ thể. Để có thể thấy được hiệu quả của trà sen, bạn nên sử dụng thường xuyên trà mỗi ngày.
Trà sen chứa nhiều chất phốt pho nên rất tốt cho xương, giữ cho hệ thống xương chắc khỏe và ngăn ngừa sự loãng xương cho người già.
Hoa sen chứa nhiều acid linoleic nên có công dụng ngăn chặn những bệnh viêm nhiễm nhờ tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Để thưởng thức được hết cái hay của loại trà sen, ngoài chọn trà ngon, bạn cần phải biết cách pha chuẩn. Dù trà ngon nhưng nếu không biết pha sẽ dễ bị chát, nồng, mất đi vị ngon đặc trưng. Vì vậy, bạn hãy tham khảo cách pha trà sen chuẩn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ pha trà
Bước 2: Pha trà
Trà sen là một thức uống có lợi cho cơ thể nhưng bạn cần uống đúng cách để hạn chế gặp tác dụng phụ. Khi uống trà sen, bạn nên lưu ý những điểm sau:
Trà sen có vị chát nhẹ, hậu ngọt, có hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết nên là loại trà ngon, rất dễ dùng. Nếu sử dụng đúng cách, trà sen sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Xem thêm: Trà gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe tổng thể và làm đẹp?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.