Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm phổi cấp là gì, điều trị thế nào?

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ

Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 50 loại viêm phổi cấp từ nặng đến nhẹ. Trong đó, viêm phổi cấp là bệnh lý nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Viêm phổi cấp là gì?

Viêm phổi cấp có tỷ lệ tử vong khá cao, chiếm từ 10-15% các bệnh nhiễm trùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé. 

Viêm phổi cấp là gì?

Câu hỏi: “Viêm phổi cấp là gì?” phải chăng đã rất không còn xa lạ với nhiều người bệnh. Viêm phổi cấp tính là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính ở phổi. Đây là tình trạng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. 

Thông thường, người già, trẻ nhỏ và đối tượng có hệ miễn dịch yếu là những người dễ mắc viêm phổi cấp tính nhất. 

Viêm phổi cấp là gì, điều trị thế nào? 1 Viêm phổi cấp là gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Nguyên nhân gây viêm phổi cấp tính 

Viêm phổi cấp xuất hiện khi các tế bào của miễn dịch, của bạch cầu và các mầm bệnh tích tụ trong một thời gian dài làm cho phế nang bị tích dịch, viêm nhiễm. Cùng “điểm mặt” một số tác nhân gây viêm phổi cấp tính. 

Do virus 

Theo thống kê của tổ chức y tế WHO, có đến 30% các trường hợp mắc viêm phổi cấp do virus. Virus thường tấn công ở trẻ em, nhưng biểu hiện lại không quá nghiêm trọng. Cụ thể: 

  • Virus cúm A và virus cúm B gây bệnh chủ yếu ở người lớn. 
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV) tấn công trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. 
  • Virus khác như virus SARS-CoV-2, rhinovirus, virus parainfluenza, adenovirus, herpes simplex, sởi và thủy đậu. 
Viêm phổi cấp là gì, điều trị thế nào? 2 Virus SARS-CoV-2 gây viêm phổi, viêm đường thở và ảnh hưởng đến cơ quan khác

Do vi khuẩn 

Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi cấp ở hầu hết người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây qua giọt bắn khi người khỏe mạnh hít hoặc nuốt phải những giọt bắn từ người bệnh sau khi ho hoặc hắt hơi. Người già, người có bệnh nền mạn tính thường dễ mắc viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường. Các loại vi khuẩn thường gặp nhất gồm: 

  • Vi khuẩn Mycoplasma: Đây là dạng vi khuẩn có đến 200 chủng khác nhau. Sau khi đi vào trong cơ thể, chúng tự bám vào các mô phổi rồi sinh sôi nhanh chóng khiến phổi bị viêm nhiễm. 
  • Vi khuẩn haemophilus influenzae: Tùy vào từng vị trí xâm nhập mà vi khuẩn này sẽ gây ra các loại nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này là nhiễm trùng phổi, viêm tai giữa và nhiễm trùng máu. 
  • Vi khuẩn lao mycobacterium tuberculosis: Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh lao ở người bệnh. Vi khuẩn này rất dễ lây lan và gây ra tình trạng ho ra máu ở người bị nhiễm. 

Do nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, có rất nhiều yếu tố khác gây viêm phổi cấp như: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, nấm mốc,... Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, môi trường sống vệ sinh không sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho các tác nhân xấu phát triển và sinh sôi. 

Viêm phổi cấp là gì, điều trị thế nào? 3 Tiêu thụ thực phẩm bị nấm mốc cũng gây viêm phổi cấp tính 

Triệu chứng của viêm phổi cấp

Viêm phổi cấp khởi phát rất nhanh và nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, bệnh diễn ra âm thầm và biểu hiện ban đầu không rõ ràng. Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau, có thể bạn đã mắc viêm phổi cấp. 

  • Giai đoạn đầu: Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu như cảm lạnh, cúm như chảy nước mũi, ho, hắt hơi, sốt nhẹ và người khó chịu, mệt mỏi. 
  • Giai đoạn giữa: Sau vài ngày, bệnh trở nặng rất nhanh khiến người bệnh ho có đờm, ho có máu, đau tức ngực khi ho, sốt cao trên 38 độ C, ớn lạnh, nhịp thở nhanh, buồn nôn, tiêu chảy, mê sảng, mất nhận thức. 
  • Giai đoạn cuối: Bệnh kéo theo nhiều biến chứng khi vi khuẩn, virus xâm nhập khắp cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở nghiêm trọng, mạch nhanh, tím tái, khạc đờm có mủ, viêm ngoài màng tim, tràn dịch màng phổi, sốt dai dẳng, thậm chí là tử vong. 
Viêm phổi cấp là gì, điều trị thế nào? 4 Ho là dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán bệnh viêm phổi cấp

Viêm phổi cấp có chữa được không? 

Nếu nghi ngờ bản thân mắc viêm phổi cấp, bạn nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh chuyển biến nặng hơn. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm phổi cấp như sau: 

  • Thuốc kháng sinh điều trị: Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể uống Amoxicillin hoặc Doxycyclin ở dạng viên uống. Trong trường hợp tổn thương ở mức độ vừa, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp Amoxicillin tiêm tĩnh mạch. Trong trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh Co-amoxiclav, Benzylpenicillin và Cefuroxim dạng tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt. 
  • Thuốc giảm triệu chứng: Tùy vào triệu chứng của bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc giảm ho, giảm tức ngực, bù nước và điện giải để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh. 
  • Thuốc kháng virus: Với tình trạng viêm phổi cấp do virus, kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này. Vì vậy, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus riêng. 
  • Thuốc chống nấm: Nếu bị viêm phổi cấp tính do nấm, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thêm các loại thuốc chống nấm.
Viêm phổi cấp là gì, điều trị thế nào? 5 Người bệnh nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Phòng tránh viêm phổi cấp như thế nào? 

Dưới đây là khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam về cách phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp. Người dân cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc sau đây: 

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc cồn sát khuẩn tay. 
  • Dùng khăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi. 
  • Hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng khi tay bẩn. 
  • Không tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những người có dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi hoặc đau nhức. 
  • Giữ ấm cơ thể. 
  • Giữ môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ. 
  • Ăn chín, uống sôi. 
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người. 
  • Làm sạch, khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.  

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc kiến thức để trả lời câu hỏi: “Viêm phổi cấp là gì, điều trị như thế nào?”. Chúng tôi mong rằng bạn đã tìm ra cách phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin