Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Văn Tường
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Huntington là một bệnh di truyền hiếm gặp do gen trội HTT nằm trên nhiễm sắc thể số 4 gây ra. Bệnh làm thoái hóa dần các tế bào thần kinh trong não và cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong sau khoảng hơn 10 năm mắc bệnh tùy vào từng bệnh nhân. Nếu đã biết bố hoặc mẹ mang gen HTT, nên thực hiện xét nghiệm di truyền và thụ tinh trong ống nghiệm để loại bỏ gen bệnh, tránh khả năng mắc bệnh ở thế hệ tiếp theo.
Bệnh Huntington (hay còn gọi là bệnh múa giật) là một bệnh di truyền hiếm gặp mà khi đó, các tế bào thần kinh trong não bị thoái hóa và chết dần. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động bình thường của bệnh nhân và thường dẫn đến rối loạn vận động, nhận thức và tâm thần.
Các triệu chứng của bệnh Huntington có thể khởi phát bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện lần đầu tiên ở độ tuổi 30 – 40. Cũng có các trường hợp phát triển sớm bệnh Huntington trước 20 tuổi, các triệu chứng bệnh khi đó có thể tiến triển nhanh hơn.
Bệnh gồm 3 giai đoạn:
Rối loạn vận động:
Rối loạn tâm thần:
Ở người trẻ tuổi mắc Huntington, sự khởi đầu và tiến triển của bệnh có thể hơi khác so với người lớn:
Ngoài các rối loạn trên, bệnh nhân Huntington thường bị sụt cân, đặc biệt khi bệnh tiến triển nặng.
Bệnh Huntington gây ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc, các hoạt động hàng ngày và giao tiếp của một người. Ngoài các ảnh hưởng về thể chất và nhận thức, bệnh còn các tác động trên hệ thần kinh, có thể dẫn đến các bệnh trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lưỡng cực, ý muốn tự sát…
Tình trạng trầm cảm do bệnh Huntington có thể làm tăng nguy cơ tự tử và thường xảy ra ở giai đoạn giữa của bệnh.
Ở giai đoạn muộn của bệnh, bệnh nhân Huntington cần được giúp đỡ trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh thậm chí phải nằm trên giường và không thể nói, không nhận ra các thành viên trong gia đình.
Người mắc bệnh Huntington sẽ có các triệu chứng nặng dần theo thời gian. Tốc độ tiến triển của bệnh và thời gian kéo dài khác nhau ở từng bệnh nhân. Bệnh nhân Huntington thường tử vong sau 10 – 30 năm từ khi có triệu chứng đầu tiên. Bệnh Huntington sớm ở tuổi vị thành niên thường dẫn đến tử vong trong vòng 10 năm sau khi các triệu chứng phát triển.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Bệnh Huntington do đột biến gen trội HTT trên nhiễm sắc thể thường gây ra (nhiễm sắc thể số 4). Đột biến này gây ra sự lặp lại bất thường của chuỗi DNA CAG (mã hóa cho acid amin glutamine) làm tạo thành một lượng lớn protein Huntingtin, tích tụ trong những tế bào thần kinh và làm biểu hiện bệnh.
Chưa rõ cơ chế bệnh sinh nhưng theo các nghiên cứu, số lượng CAG lặp lại càng nhiều, bệnh khởi phát càng sớm và biểu hiện càng nghiêm trọng. Số lượng CAG lặp lại có thể tăng lên theo các thế hệ kế tiếp.
Xét nghiệm di truyền có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh Huntington sớm cho thai nhi nếu cha hoặc mẹ mang gen gây bệnh. Có hai phương pháp phổ biến để kiểm tra gen của thai nhi:
Những xét nghiệm này giúp chẩn đoán sớm bệnh Huntington cho thai nhi. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm này là một quyết định phức tạp và cần được tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia.
Tiên lượng của bệnh Huntington thường xấu, vì đây là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển và hiện chưa có cách chữa khỏi.
Hiện nay, bệnh Huntington không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh:
Bệnh Huntington là một bệnh di truyền. Đây là rối loạn thoái hóa thần kinh di truyền qua gen trội trên nhiễm sắc thể số 4, nghĩa là chỉ cần một bản sao của gen bệnh từ cha hoặc mẹ cũng đủ để con cái có nguy cơ mắc bệnh. Nếu một trong hai cha mẹ mang gen gây bệnh Huntington, con cái có 50% khả năng thừa hưởng gen này và phát triển bệnh trong tương lai. Bệnh Huntington xuất hiện do sự lặp lại bất thường của đoạn gen CAG trong gen HTT trên nhiễm sắc thể 4. Số lần lặp lại CAG càng nhiều thì khả năng khởi phát bệnh càng sớm và tiến triển bệnh càng nặng.
Bệnh Huntington gây ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc, các hoạt động hàng ngày và giao tiếp của một người. Ngoài các ảnh hưởng về thể chất và nhận thức, bệnh còn các tác động trên hệ thần kinh, có thể dẫn đến các bệnh trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lưỡng cực, ý muốn tự sát,…
Hỏi đáp (0 bình luận)