Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Ho ra máu

Ho ra máu là gì? Nguyên nhân gây bệnh, nguyên tắc phòng ngừa và điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bệnh ho ra máu, hay hemoptysis, là tình trạng máu xuất hiện trong đờm khi ho. Điều này thường liên quan đến các vấn đề ở phổi, nhưng máu cũng có thể đến từ dạ dày. Đây là một triệu chứng cần được bác sĩ chẩn đoán y tế kỹ lưỡng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng máu (hoặc có lẫn chất nhầy) từ đường hô hấp dưới được đẩy ra ngoài qua phản xạ ho, khạc hoặc tự trào, ộc ra ngoài theo đường mũi miệng. Ho ra máu là vấn đề y khoa nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng và cần được xử trí nhanh chóng. Mặc dù trên 90% trường hợp ho ra máu sẽ tự giới hạn, tuy nhiên việc chẩn đoán và điều trị đều có nhiều khó khăn.

Triệu chứng ho ra máu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ho ra máu

Triệu chứng: Ho đột ngột khởi phát hoặc tái phát theo chu kỳ, do kích thích bởi tác nhân như phơi nhiễm chất dị ứng, lạnh, hoạt động gắng sức, nằm ngửa. Buồn nôn hoặc nôn ra máu màu đen, nâu hoặc cà phê. Xuất hiện bọt và máu trong đờm, và nếu lượng nhiều có thể gây cảm giác nghẹt thở.

Dựa vào thể tích máu để phân mức độ nặng nhẹ của triệu chứng:

  • Nguy hiểm đến tính mạng: Ho ra máu ồ ạt, từ 100 ml đến trên 600 ml/lần.
  • Không đe doạ tính mạng: Lượng máu ít đến vừa phải, từ 20 - 200 ml/lần.
  • Ho ra máu nhẹ: Ít hơn 20 ml/lần.

Một số triệu chứng gợi ý nguyên nhân gây ho ra máu:

  • Sốt và ho có đờm: Viêm phổi.
  • Đổ mồ hôi ban đêm, giảm cân, và mệt mỏi: Ung thư, lao.
  • Đau ngực kèm khó thở: Viêm phổi, thuyên tắc phổi.
  • Đau chân và sưng chân: Thuyên tắc phổi.
  • Tiểu máu: Hội chứng Goodpasture.
  • Chảy máu mũi: Viêm đa khớp có u hạt.
  • Dấu hiệu nguy hiểm (Red flag):
  • Ho ra máu nặng.
  • Đau lưng.
  • Tiền sử có ống thông động mạch phổi hay phẫu thuật mở khí quản.
  • Cảm giác khó chịu, sút cân hoặc mệt mỏi.
  • Tiền sử hút thuốc nhiều.
  • Khó thở khi nghỉ ngơi, giảm hoặc mất âm thanh thở.

Tác động của ho ra máu đối với sức khỏe

Nhìn chung, ho ra máu có tác động rất xấu đối với sức khỏe. Ho ra máu kéo dài gây đau đớn, khó chịu, mất máu dẫn đến suy nhược cơ thể, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, ho ra máu kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Biến chứng có thể gặp khi ho ra máu

Mất nước.

Ngạt thở.

Tắc nghẽn đường thở.

Shock.

Mất nhiều máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân ho ra máu

Người lớn

  • Nguyên nhân gây Ho ra máu trong 70 - 90% trường hợp:
  • Viêm phế quản.
  • Giãn phế quản.
  • Viêm phổi hoại tử.
  • Bệnh lao (TB).

Trẻ em

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
  • Hít phải dị vật.
  • Nếu bệnh nhân bị ho ra máu nặng, nguyên nhân có thể là:
  • Ung thư biểu mô phế quản.
  • Giãn phế quản.
  • Lao và các bệnh phổi khác.

Ung thư phổi nguyên phát là nguyên nhân gây ho ra máu thường gặp ở những người hút thuốc trên 40 tuổi (bệnh nhân ung thư phổi di căn hiếm khi bị ho ra máu).

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ho ra máu

Ho ra máu được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán ho ra máu bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và khám sức khỏe, đồng thời yêu cầu thêm các xét nghiệm đi kèm như:

  • Chụp X-quang ngực;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT);
  • Nội soi phế quản để xác định vị trí chảy máu;
  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) để tìm dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Nuôi cấy đờm để phân biệt nguyên nhân gây ho ra máu giữa virrus và vi khuẩn;
  • Xét nghiệm đông máu;
  • Chụp động mạch phổi;
  • Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ những nguyên nhân có thể khác.

Ho ra máu kèm với triệu chứng như thế nào thì cần can thiệp y tế ngay lập tức?

Tình trạng dễ bị nhầm lẫn với ho ra máu là gì?

Những nguyên nhân phổ biến nào gây ho ra máu?

Những triệu chứng nào có thể gợi ý nguyên nhân gây ho ra máu?

Hỏi đáp (0 bình luận)