Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Suy thận

Suy thận là gì? Cách điều trị và phòng ngừa suy thận

Bác sĩ Chuyên khoa 1Trương Đình Ti Thi

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.

Xem thêm thông tin

Suy thận là tình trạng thận không còn khả năng lọc chất thải từ máu, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể. Bệnh được chia thành hai loại: suy thận cấp, có khả năng phục hồi, và suy thận mạn, là quá trình tiến triển không phục hồi, yêu cầu điều trị lâu dài

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy thận

Suy thận hay còn gọi là tổn thương thận là tình trạng thận không có khả năng lọc đầy đủ các chất thải chuyển hóa từ máu.

Phân loại suy thận

Thường có 2 loại suy thận là:

  • Suy thận cấp: Là sự suy giảm nhanh chóng chức năng thận trong nhiều ngày đến nhiều tuần, gây ra sự tích tụ các sản phẩm nitơ trong máu (tăng ure huyết) kèm theo hoặc không làm giảm lượng nước tiểu. Nó thường là kết quả của việc tưới máu thận không đầy đủ do chấn thương nặng, bệnh tật hoặc phẫu thuật nhưng đôi khi là do bệnh thận nội tại, tiến triển nhanh.
  • Suy thận mạn: Là bệnh lâu đời, làm suy giảm dần chức năng thận. Các triệu chứng phát triển chậm và thường đã ở giai đoạn nặng.

Các giai đoạn của bệnh suy thận

Giai đoạn suy thận mạn là một cách để định lượng mức độ nghiêm trọng của nó. Suy thận mạn được phân thành 5 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: GFR bình thường ( ≥ 90 mL/phút/1,73 m2) cộng với albumin niệu dai dẳng hoặc bệnh thận cấu trúc hoặc di truyền đã biết;
  • Giai đoạn 2: GFR 60 đến 89 mL/phút/1,73 m2;
  • Giai đoạn 3a: 45 đến 59 mL/phút/1,73 m2;
  • Giai đoạn 3b: 30 đến 44 mL/phút/1,73 m2;
  • Giai đoạn 4: GFR 15 đến 29 mL/phút/1,73 m2;
  • Giai đoạn 5: GFR < 15 mL/phút/1,73 m2.

Xem thêm: Các giai đoạn suy thận diễn ra như thế nào

Triệu chứng suy thận

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy thận

Suy thận cấp: Các triệu chứng suy thận cấp có thể bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn. Co giật và hôn mê có thể xảy ra nếu tình trạng không được điều trị. Rối loạn dịch, điện giải và axit-bazơ phát triển nhanh chóng. Chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm về chức năng thận, bao gồm cả creatinin huyết thanh. Chỉ số tiết niệu, kiểm tra cặn nước tiểu, các hình ảnh và các xét nghiệm khác (đôi khi bao gồm cả sinh thiết thận) là cần thiết để xác định nguyên nhân.

Suy thận mạn: Các triệu chứng phát triển chậm và trong giai đoạn nặng bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, viêm miệng, rối loạn tiêu hóa, tiểu đêm, lợm giọng, mệt mỏi, ngứa, giảm trí tuệ, co giật cơ và chuột rút, giữ nước, thiếu dinh dưỡng, bệnh thần kinh ngoại vi và co giật. Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm chức năng thận, đôi khi là sinh thiết thận. Điều trị chủ yếu hướng vào tình trạng cơ bản nhưng bao gồm quản lý chất lỏng và điện giải, kiểm soát huyết áp, điều trị thiếu máu, các loại lọc máu và ghép thận.

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu suy thận và cách phòng ngừa kịp thời

Suy thận là gì? Cách điều trị và phòng ngừa suy thận 1
Có hai loại suy thận: Suy thận cấp và suy thận mạn

Tác động của suy thận đối với sức khỏe

Đa số các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Sự tổn thương này có thể làm thận không còn khả năng lọc đầy đủ các chất thải chuyển hóa từ máu. Nếu không được chữa trị kịp thời, thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn và có khả năng gây tử vong.

Biến chứng có thể gặp khi mắc suy thận

Một số biến chứng suy thận có thể gặp phải bao gồm:

  • Giữ nước, dẫn đến phù nề tay, chân;
  • Tăng huyết áp;
  • Phù phổi cấp;
  • Tăng kali máu, có thể nguy hiểm tính mạng;
  • Các bệnh về tim mạch;
  • Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương;
  • Gây thiếu máu;
  • Làm giảm ham muốn tình dục hay gây bất lực;
  • Gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, khó tập trung, thay đổi tính khí hoặc co giật;
  • Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng suy thận cấp và mạn nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân suy thận

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

Nguyên nhân suy thận cấp

Có ba cơ chế chính gây suy thận cấp:

  • Thiếu lưu lượng máu đến thận;
  • Các bệnh lý tại thận;
  • Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.

Nguyên nhân bị suy thận thường gặp bao gồm:

  • Chấn thương gây mất máu;
  • Mất nước;
  • Tổn thương thận;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tổn thương thận bởi một số thuốc hoặc chất độc;
  • Các biến chứng trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây suy thận mạn

  • Bệnh đái tháo đường;
  • Bệnh tăng huyết áp;
  • Viêm cầu thận, viêm ống thận mô kẽ;
  • Bệnh thận đa nang;
  • Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu bởi một số nguyên nhân;
  • Trào ngược bàng quang niệu quản dẫn đến nước tiểu trào ngược lên thận;
  • Viêm đài bể thận tái phát.
Suy thận là gì? Cách điều trị và phòng ngừa suy thận 2
Đái tháo đường có thể dẫn đến suy thận
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận

Uống thuốc không đúng cách có thể dẫn đến suy thận không?

Uống thuốc không đúng cách có thể dẫn đến suy thận, đặc biệt là khi sử dụng quá liều hoặc sử dụng kéo dài các loại thuốc có tác động lên thận. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), một số loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, và một số thuốc điều trị ung thư là những ví dụ điển hình. Những loại thuốc này có thể gây tổn thương trực tiếp đến các tế bào thận hoặc làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây ra tổn thương cầu thận hoặc ống thận. Do đó, việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao bị suy thận.

Xem thêm thông tin: Uống thuốc tây nhiều có hại thận không?

Người bệnh suy thận nên chú ý gì trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày?

Tại sao việc kiểm soát huyết áp lại quan trọng đối với người bị suy thận?

Suy thận có chữa khỏi được không?

Chạy thận nhân tạo hoạt động như thế nào trong điều trị suy thận?

Hỏi đáp (0 bình luận)