Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do nguyên nhân gì?

Ngày 12/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn đã bao giờ gặp tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được chưa? Việc bạn thường xuyên khó ngủ, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Vậy nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng này và cách khắc phục ra sao?

Mất ngủ là tình trạng ngủ ít đi vào mỗi đêm và giảm chất lượng giấc ngủ. Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ bao gồm: Khi ngủ đủ giấc vẫn mệt mỏi, tỉnh giấc liên tục trong đêm và khó ngủ trở lại được, chưa ngủ đủ giấc đã thức dậy sớm hơn bình thường và không thể ngủ trở lại, đáng chú ý là tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được mà nhiều người đang gặp phải. Vậy tình trạng này là do những nguyên nhân nào?

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là những lợi ích của giấc ngủ ngon và sâu gồm:

Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn ngủ đủ giấc, cơ thể có đủ thời gian để tăng cường tiết ra hormone giúp cải thiện sức đề kháng, nhiễm trùng, chống viêm và sửa chữa các mô tổn thương.

Kiểm soát cân nặng

Thức khuya hay mất ngủ khiến cơ thể tiêu hao năng lượng và thèm ăn. Nếu bạn ăn vào ban đêm sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa và làm tích tụ lớp mỡ bụng ngày càng dày hơn.

Tăng khả năng tập trung và ghi nhớ

Khi ngủ, bộ não xử lý thông tin và đưa vào bộ nhớ dài hạn. Do đó, nếu bạn có một giấc ngủ chất lượng, khả năng ghi nhớ và tập trung của bạn sẽ tốt hơn.

Cải thiện làn da

Giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp cơ thể sản sinh mạnh mẽ hàm lượng collagen, có tác dụng chữa lành các tổn thương do mụn, nám…, giúp làn da căng mịn và tươi trẻ hơn.

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do nguyên nhân gì? 1
Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng với sức khỏe

Điều chỉnh tâm trạng

Một trong những tác dụng kỳ diệu của giấc ngủ ngon mà ít người biết, đó là cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn cả ngày hôm trước.

Nguyên nhân gây buồn ngủ nhưng không ngủ được

Nếu bạn có triệu chứng buồn ngủ nhưng không ngủ được, cơ thể mệt mỏi, có thể bạn gặp những nguyên nhân sau:

Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DSPS)

Hội chứng DSPS là một dạng rối loạn nhịp sinh học. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng buồn ngủ nhưng không thể ngủ được vào buổi tối, hay ngủ gật và gặp khó khăn khi ngủ. Những người mắc hội chứng DSPS thường đi ngủ rất muộn.

Chứng rối loạn lo âu

Khi bạn đang lo lắng, buồn phiền, cơ thể của bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, nhưng không thể chợp mắt. Thông thường, rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ thường đi đôi với nhau.

Nếu bạn bị rối loạn lo âu, trong đầu bạn tự động sẽ xuất hiện các suy nghĩ liên tục mà không thể dừng lại hay kiểm soát được, khiến bạn gặp khó đi vào giấc ngủ, mỗi đêm có thể mất hơn 30 phút mới có thể ngủ được. Còn rối loạn giấc ngủ sẽ khiến bạn có thể cảm thấy lo lắng hoặc lo sợ trước khi đi ngủ nên trì hoãn việc ngủ.

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do nguyên nhân gì? 2
Buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể do chứng rối loạn lo âu

Trầm cảm

Nếu bạn thấy uể oải, buồn ngủ nhưng không ngủ được thì có thể nguyên nhân là do rối loạn lo âu, trầm cảm dẫn đến rối loạn nhịp sinh học. Người mắc bệnh trầm cảm thường gặp vấn đề với chất lượng giấc ngủ của họ bao gồm: Chứng mất ngủ, rối loạn nhịp thở khi ngủ, chứng ngủ rũ và hội chứng chân không yên…

Ngủ trưa quá lâu

Ngủ trưa quá lâu hoặc do ngủ vào buổi chiều muộn có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ. Bạn có xu hướng khó đi vào giấc ngủ ban đêm nếu đã ngủ vào buổi trưa. Hơn nữa, ngủ trưa nhiều cũng khiến người bạn ngủ không ngon giấc và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Thói quen xấu trước giờ ngủ

Một vài thói quen xấu cũng có thể cản trở giấc ngủ của bạn như thói quen ăn uống mất cân bằng, uống quá nhiều caffeine từ sau bữa ăn trưa, dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Buồn ngủ nhưng không ngủ được gây tác hại gì?

Bạn sẽ dễ mắc một số bệnh mạn tính sau đây nếu có chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đủ giấc:

  • Bệnh đái tháo đường: Bạn có khả năng tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu thường gặp tình trạng mệt mỏi, ngủ không ngon và đủ giấc. Càng tăng thời lượng và chất lượng giấc ngủ, người mắc bệnh tiểu đường có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Bệnh tim mạch: Những người bị rối loạn giấc ngủ thường gặp tình trạng tăng huyết áp, bệnh mạch vành và rối loạn nhịp tim, đột quỵ.
  • Trầm cảm: Giấc ngủ và chứng trầm cảm có mối liên hệ với nhau. Người bệnh trầm cảm có thể gặp chứng khó ngủ. Ngược lại, người bị rối loạn giấc ngủ cũng có thể gặp các triệu chứng trầm cảm.
  • Giảm tập trung: Sự mệt mỏi dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng, dễ rơi vào tình trạng uể oải, làm giảm khả năng tập trung và hiệu quả trong công việc.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do nguyên nhân gì? 3
Mất ngủ thường xuyên khiến người bệnh giảm sự tập trung trong công việc

Buồn ngủ nhưng không ngủ được phải làm sao

Để có thể dễ ngủ hơn và tránh tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được, bạn có thể áp dụng một số thói quen và bài tập sau:

Đừng cố ngủ ngay lập tức

Nếu bạn càng cố gắng ngủ, bạn càng khó ngủ hơn. Việc cảm thấy lo lắng trước khi đi ngủ có thể cản trở bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Để khắc phục, nếu bạn thấy buồn ngủ, hãy thư giãn bằng âm nhạc hoặc tập hít thở sâu và nhất là hãy cố gắng đừng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều.

Duy trì lịch trình ngủ đúng giờ

Giữ cho đồng hồ sinh học của bạn hoạt động đều đặn là cách để hạn chế tình trạng buồn ngủ nhưng ngủ không được. Bạn vẫn nên duy trì thói quen ngủ ngay cả vào cuối tuần. Tốt nhất bạn nên đi ngủ theo đúng một khung giờ nhất định để tránh tình trạng khó ngủ.

Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh

Nhiều người có thói quen sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, máy tính, tivi… nên dễ bị khó ngủ. Trước khi đi ngủ, hãy để cơ thể của bạn nghỉ ngơi, thư giãn và không tiếp xúc với ánh sáng xanh trong 1 - 2 tiếng. Thay vào đó, bạn có thể thử nghe nhạc, đọc sách, thiền định để dễ dàng ngủ hơn.

Giảm căng thẳng

Để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể thiền chánh niệm trước khi ngủ. Ngoài thiền định, bạn có thể áp dụng bất cứ điều gì có thể giúp bạn giảm căng thẳng và dễ ngủ như tập yoga, viết nhật ký, đốt nến thơm, tạo tiếng ồn trắng, nghe âm thanh tự nhiên như tiếng mưa, tiếng suối chảy…

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do nguyên nhân gì? 4
Thiền định giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ

Kiểm soát bữa ăn

Bạn nên hạn chế thức ăn cay nồng vì chúng có thể gây ra chứng ợ nóng và làm tình trạng trào ngược dạ dày tồi tệ hơn khi bạn nằm ngủ. Dùng cà phê và sô cô la có thể khiến bạn khó ngủ vì có chứa Caffeine. Bạn nên tránh tiêu thụ thêm caffeine vào đầu giờ chiều vì thời gian bán thải của caffeine là khoảng 5 - 7 giờ. Hạn chế chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, đường và carbohydrate tinh chế sẽ giúp giấc ngủ không bị gián đoạn.

Như vậy, sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã có được những thông tin cần thiết về tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có giấc ngủ chất lượng và trạng thái thể chất - tinh thần khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm