Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn đang gặp tình trạng nằm xuống, nhắm mắt nhưng không ngủ được thì nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt, ăn uống, môi trường xung quanh, tuổi tác hay thậm chí là do bệnh lý. Vậy tình trạng này ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Hiện tượng nhắm mắt nhưng không ngủ được ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cần tìm nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này để loại bỏ kịp thời, nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon.
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của mỗi người vì ngủ chính là hoạt động giúp cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Tuy nhiên không phải ai cũng có thói quen ngủ lành mạnh. Một người bị mất ngủ sẽ có một số dấu hiệu nhận biết sau:
Khi gặp tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể bạn đã gặp một trong những lý do sau đây:
Môi trường ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, do đó bạn nên xem lại môi trường ngủ của bạn có gặp những trường hợp sau đây không:
Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng khiến bạn khó ngủ như:
Khi càng lớn tuổi, sức khỏe cũng sẽ càng yếu đi, kéo theo tình trạng mất ngủ xảy ra thường xuyên hơn. Lúc này tuyến yên sẽ giảm tiết hormone tăng trưởng HGH, có tác dụng phục hồi năng lượng cho cơ thể, giúp tái tạo chất lượng giấc ngủ, nhờ đó con người sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn.
So với người trẻ tuổi, những người hơn 60 tuổi có lượng hormone HGH giảm đi rất nhiều. Do đó, tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được rất thường gặp ở người lớn tuổi.
Mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đã gặp phải một bệnh lý nào đó, chẳng hạn như:
Giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe và đây là tác động tương ứng lẫn nhau. Ví dụ bạn bị stress sẽ dẫn đến mất ngủ, khi bị mất ngủ thì tình trạng stress sẽ càng nghiêm trọng hơn. Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đối với mọi cơ quan trong cơ thể. Nếu chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi và phục hồi, người bệnh có nguy cơ sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ, bạn có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Hãy thử thay đổi môi trường ngủ của bạn để cải thiện giấc ngủ, ví dụ như: Đổi bộ chăn ga gối đệm với chất liệu và kết cấu thoải mái hơn, giảm bớt ánh sáng trong phòng ngủ hoặc dùng bịt mắt,đeo tai nghe chống ồn, lắp cửa thông gió, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp hơn...
Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng cần được thay đổi. Hãy cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, uống đủ nước, tăng cường thực phẩm chứa chất xơ, nên ngủ trưa khoảng 30 phút/ngày, đừng ăn quá nhiều vào bữa tối, tránh uống trà, cà phê, bia rượu hay trước khi đi ngủ...
Nếu bạn nhắm mắt nhưng không ngủ được là do một trong những bệnh lý sau: xương khớp, bệnh tiểu đường, thần kinh... thì hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị theo đúng phác đồ, từ đó kiểm soát tốt các bệnh lý này, tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.
Nếu bị mất ngủ do lo âu, trầm cảm, stress, bạn có thể dùng các loại thuốc an thần do bác sĩ kê đơn, đồng thời kết hợp điều trị tâm lý để cải thiện giấc ngủ.
Để thư giãn và thoải mái hơn về tinh thần nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ, người bệnh có thể áp dụng các giải pháp như massage, ngâm chân trong nước ấm, thiền định, yoga...
Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã biết những nguyên nhân gây tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Từ đó người bị mất ngủ sẽ biết cách phòng tránh để cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.