Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát cẩn thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tại các cơ quan trong cơ thể. Ước tính mỗi 3 người mắc tiểu đường thì có 1 người phát triển các biến chứng tiểu đường ở da. Vấn đề liên quan đến da thường xuất hiện sớm, thậm chí trước khi người bệnh nhận được chẩn đoán về bệnh tiểu đường.
Biến chứng tiểu đường ở da là một trong các biến chứng phổ biến của bệnh này. Triệu chứng thường thấy nhất là tăng sắc tố da dưới dạng các đốm da. Tổn thương da do đái tháo đường thường có thể tự khỏi sau một thời gian, đặc biệt là khi kiểm soát đường huyết đúng cách. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các nguyên nhân chính gây biến chứng tiểu đường ở da qua bài viết sau.
Biến chứng tiểu đường ở da thường thấy ở cẳng chân, được nhận biết qua các mảng hoặc đốm tăng sắc tố. Ban đầu, các mảng da thường bong tróc, sau đó trở nên phẳng và có thể lõm nhẹ. Các mảng/đốm có thể có hình tròn hoặc bầu dục, với màu sắc từ hồng đến đỏ hoặc từ nâu nhạt đến nâu sậm.
Biến chứng này thường có nguyên nhân từ ba yếu tố chính sau:
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, một vết thương nhỏ trên da cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng da.
Biến chứng nhiễm khuẩn da do vi khuẩn thường xảy ra ở các khu vực như mí mắt, nang lông, mụn nhọt, nhiễm trùng móng tay và viêm da tiểu đường. Các triệu chứng bao gồm sưng, nóng, đỏ và đau đớn ở vùng da bị ảnh hưởng.
Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc dùng ngoài da để điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần nhận biết kịp thời các dấu hiệu không bình thường để tìm kiếm sự chăm sóc y tế và quản lý tốt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Nhiễm nấm Candida albicans thường được xem là một trong những biến chứng da của tiểu đường, gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ và phát ban ở các vùng ẩm ướt trên cơ thể như kẽ tay, kẽ chân và nách. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm nấm âm đạo. Trong trường hợp này, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa là cần thiết.
Đây là một biến chứng da thường gặp ở bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1. Bạch biến liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến sắc tố melanin (sắc tố quyết định màu sắc của da). Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các vùng da mất màu ở ngực, khuỷu tay, vùng xung quanh miệng, mũi hoặc mắt của người bệnh.
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị để làm cho các vùng da bị bạch biến trở lại bình thường. Để bảo vệ da khỏi các tác động tiêu cực, bệnh nhân cần sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF trên 30.
Khi người mắc tiểu đường bị nhiễm nấm và mất nước, da thường trở nên khô hơn do sự suy giảm trong việc cung cấp máu đến các khu vực da, gây ra cảm giác ngứa ngáy. Hơn nữa, việc duy trì mức đường huyết cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương dây thần kinh, làm giảm khả năng điều tiết mồ hôi ở tay và chân góp phần làm cho da của những người mắc tiểu đường trở nên khô và ngứa. Để giữ da mềm mại và giảm ngứa, bệnh nhân nên chọn loại xà phòng hoặc sữa tắm phù hợp và thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm.
Các vết mụn phỏng nước xuất hiện đột ngột ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân và cẳng tay có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường ở da. Thường thì những vết mụn này không gây đau và có khả năng tự lành trước khi vỡ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, khi vỡ, chúng có thể trở thành điểm xâm nhập của vi khuẩn, gây nhiễm trùng.
Đái tháo đường có thể gây tổn thương cho dây thần kinh, dẫn đến mất cảm giác ở bàn chân. Khi đó, người bệnh có thể không nhận biết được khi dẫm phải vật thể gây tổn thương cho da. Điều này có thể dẫn đến việc vết thương lan rộng, viêm nhiễm và trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, phải thực hiện cắt bỏ phần bị tổn thương. Vậy nên, người bệnh tiểu đường nên nhớ kiểm tra và quan sát bàn chân hàng ngày để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
Tình trạng xơ cứng của ngón tay cũng là một biến chứng của tiểu đường ở da, tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hiểu lầm rằng họ đang mắc phải một loại bệnh khác. Sự tổn thương của tế bào thần kinh và các mạch máu, cùng với sự lắng đọng của collagen là nguyên nhân khiến các vùng da có nhiều gân gấp trở nên dày và ngón tay trở nên xơ cứng. Điều này gây ra khó khăn trong việc cử động ngón tay. Để giảm tình trạng này, bệnh nhân cần sử dụng kem dưỡng ẩm và kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu.
U vàng phát ban thường xuất hiện ở lòng bàn tay, cánh tay, bàn chân và mông của những người có mỡ máu, bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, cholesterol cao, và nam giới mắc tiểu đường tuýp 1. Các u này thường có hình dáng giống như hạt đậu, có màu da hoặc màu vàng, được bao quanh bởi vùng da đỏ và gây ngứa.
Các bệnh nhân mắc đái tháo đường dễ bị thừa cân hoặc béo phì và thường xuất hiện các vùng da tối màu, dày lên ở các vị trí có nhiều nếp gấp như cổ, nách và bẹn, được gọi là biến chứng gai đen.
Đây được coi là dấu hiệu cảnh báo cho sự tiếp cận của bệnh tiểu đường. Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho tình trạng này, nhưng việc giảm cân hiệu quả và kiểm soát đường huyết một cách chặt chẽ có thể giúp làm giảm đi các vết sậm màu này.
Biến chứng này được phản ánh bằng các vùng đỏ hoặc nâu đậm, thường có hình vòng cung hoặc tròn và thường xuất hiện trên tai và ngón tay. Một số trường hợp có thể đi kèm với cảm giác ngứa nhẹ. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm Steroid như Hydrocortisone.
Để tránh các biến chứng của tiểu đường trên da và ở các bộ phận khác, việc quản lý đường huyết là quan trọng nhất. Ngoài ra, việc phát hiện và điều trị sớm các biến chứng này sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Để ngăn ngừa biến chứng da do tiểu đường, người bệnh cần tuân theo 5 nguyên tắc sau:
Biến chứng tiểu đường ở da có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, việc hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Từ việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, theo dõi đường huyết, quản lý các bệnh kèm, đến việc tái khám định kỳ, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng ở da do tiểu đường.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...