Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các kiểu chóng mặt thường gặp - Cách phòng và điều trị chóng mặt

Ngày 03/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chóng mặt là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tính trạng này. Nhiều người thắc mắc rằng có các kiểu chóng mặt nào? Để hiểu rõ hơn về tình trạng chóng mặt, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Bất kỳ ai hay bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng chóng mặt ù tai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tình trạng chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn về các kiểu chóng mặt cũng như cách phòng ngừa chóng mặt, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.

Chóng mặt là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về các kiểu chóng mặt, bạn cũng nên nắm được chóng mặt là gì? Chóng mặt là một biểu hiện hay một triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Nguyên nhân gây nên tình trạng chóng mặt có thể do lượng máu cung cấp tới não không đủ, điều này khiến cho các tế bào thần kinh không có đủ oxy và dưỡng chất khiến chúng không thể hoạt động bình thường.

Tuy chóng mặt chỉ là một dấu hiệu đơn thuần, nhưng nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra toàn diện về thần kinh, tai mũi họng, nội khoa… Đồng thời, bạn cũng nên thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Tình trạng chóng mặt thường kết hợp với một số triệu chứng khác như đau đầu, ù tai. Thông thường, người bệnh có xu hướng tới các hiệu thuốc gần nhà để mua thuốc hay để bệnh tự thuyên giảm và chỉ đi khám tại các bệnh viện khi bệnh đã tiến triển nặng.

Chóng mặt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý thường gặp như: Huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, thiếu máu… Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm hơn như: U não, tổn thương tai trong, dị dạng mạch máu não… Chính vì vậy, khi bạn có tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.

Chóng mặt thường xuyên là bệnh gì? Các kiểu chóng mặt thường gặp 1
Chóng mặt có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó

Phân loại chóng mặt

Trước khi tìm hiểu về các kiểu chóng mặt, bạn nên năm được phân loại chóng mặt. Dựa vào triệu chứng cụ thể của người bệnh, người ta chia chóng mặt thành các nhóm sau đây:

  • Chóng mặt kiểu xoay vòng: Ở loại này, người bệnh sẽ cảm thấy mọi vật xung quanh trở nên xoay tròn quanh mình hay chính người bệnh đang xoay quanh đồ vật khiến cho người bệnh dễ bị té ngã. Kiểu chóng mặt xoay vòng này có thể xuất hiện từ từ hay đột ngột khiến cho người bệnh vô cùng lo lắng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
  • Chóng mặt kiểu choáng váng: Kiểu chóng mặt này dễ khiến cho người bệnh bị ngất và có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm.
  • Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: Kiểu này được đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng giữ thăng bằng của người bệnh. Người bệnh sẽ không thể đứng vững chắc như bình thường thậm chí là khó khăn ngay cả khi chỉ đứng yên.

Mỗi người bệnh có thể có một hay nhiều kiểu chóng mặt khác nhau xảy ra trong những thời điểm khác nhau. Việc người bệnh mô tả được chi tiết tình trạng chóng mặt của mình có thể giúp các bác sĩ phân loại cũng như xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng chóng mặt, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Chóng mặt thường xuyên là bệnh gì? Các kiểu chóng mặt thường gặp 2
Thay đổi tư thế đột ngột có thể gây nên chóng mặt

Các kiểu chóng mặt thường gặp

Ngày nay, người ta thấy có các kiểu chóng mặt sau:

  • Chóng mặt kịch phát lành tính: Là những cơn chóng mặt kéo dài trong thời gian ngắn, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn từ vài giây đến vài phút. Kiểu này thường kèm theo tình trạng buồn nôn. Nguyên nhân gây nên kiểu chóng mặt này có thể là: Viêm tai, nhiễm siêu vi… hay cũng có thể là tự phát do sự thoái hóa tự nhiên của mô tai trong ở những người cao tuổi.
  • Chóng mặt ngoại biên: Là một trong các kiểu chóng mặt thường gặp nhất. Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên thường do sự xáo trộn trong tai trong nhằm cân chỉnh cân bằng trong cơ thể. Khi di chuyển đầu, bên trong tai cho biết vị trí của đầu, từ đó gửi tín hiệu tới não để duy trì sự cân bằng. Vì vậy, nếu trong tai có vấn đề sẽ tạo nên các cơn chóng mặt ngoại biên kèm theo đau đầu, buồn nôn.
  • Chóng mặt lành tính do tư thế: Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chóng mặt thường xuyên, nguyên nhân do tiền đình trong tai bị suy giảm do sự thay đổi đột ngột vị trí đầu và chuyển động như: Thức dậy đột ngột sau giấc ngủ dài, thay đổi từ tư thế thẳng đầu sang cúi đầu, ngước đầu lên cao… Kiểu chóng mặt này thường gặp ở những người có tiền sử phẫu thuật tai, nhiễm trùng tai, tiền sử chấn thương đầu…
  • Chóng mặt do viêm mê đạo tai: Là các cơn chóng mặt liên tục, người bệnh thường có biểu hiện chuyển động mắt nhanh, ngoài ra có thể kèm theo sốt, đau đầu không kiểm soát, đau tai, ù tai, mất thính giác
  • Chóng mặt do mắc bệnh Meniere: Là kiểu chóng mặt có đặc điểm các cơn chóng mặt kèm nhức đầu kéo dài từ 1 - 6 giờ. Người bệnh có thể có các biểu hiện như đau trong tai kèm theo ù tai, mất thính lực tiến triển không hồi phục, nôn dữ dội…
  • Chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình: Là kiểu chóng mặt thường kèm theo ù tai, mất thính giác, người bệnh có biểu hiện chuyển động mắt không kiểm soát bên tai bị ảnh hưởng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do nhiễm siêu vi.
Chóng mặt thường xuyên là bệnh gì? Các kiểu chóng mặt thường gặp 3
Dựa vào triệu chứng của người bệnh mà người ta phân ra các kiểu chóng mặt khác nhau

Cách phòng và điều trị chóng mặt

Bên cạnh các kiểu chóng mặt, việc phòng và điều trị chóng mặt cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Muốn điều trị chóng mặt ù tai hay chóng mặt nhức đầu, trước tiên người bệnh phải xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này. Nếu chỉ chóng mặt đơn thuần, người bệnh có thể đi khám chuyên khoa, ăn uống lành mạnh kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.

Trong trường hợp người bệnh có mệt mỏi nhiều, choáng váng không cải thiện, người bệnh nên đi khám sớm hay cần đi khám ngay khi có biểu hiện như:

  • Đau đầu hay đau cổ dữ dội.
  • Không thể đi thẳng được.
  • Chóng mặt quay cuồng kéo dài trên 20 giây.
  • Chóng mặt liên tục, dữ dội trên 1 giờ.

Bên cạnh việc điều trị thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, bạn cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi nhằm giảm tần suất chóng mặt cũng như mức độ chóng mặt. Cụ thể như sau:

  • Không thay đổi tư thế đột ngột, khi thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi hay đứng cần thực hiện từ từ, chậm rãi để cơ thể có thể thích nghi.
  • Tránh những công việc phải điều khiển máy móc hay xe cộ nếu như bạn thường xuyên chóng mặt.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nước ép trái cây, sinh tố hoa quả… vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Không nên ăn uống quá mặn hay dùng quá nhiều đồ ngọt.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng đầu óc, stress kéo dài.
Chóng mặt thường xuyên là bệnh gì? Các kiểu chóng mặt thường gặp 4
Người bệnh bị chóng mặt thường xuyên cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các kiểu chóng mặt cũng như nắm được cách điều trị và phòng ngừa tình trạng chóng mặt. Nếu tình trạng chóng mặt của bạn xảy ra thường xuyên, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị bệnh phù hợp. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết hay của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm