Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Gan nhiễm mỡ đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Thật may là tình trạng gan nhiễm mỡ có thể được đẩy lùi nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. Vậy đâu là cách trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn?
Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ tại Việt Nam có thể dao động trong khoảng 20 - 30%, tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, lối sống và chế độ ăn uống. Trong đó, nhiều trường hợp chủ quan dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Đây là bệnh lý có thể điều trị được nếu người bệnh kiên trì thay đổi lối sống và tuân thủ phác đồ y tế. Bài viết sau sẽ giới thiệu những cách trị gan nhiễm mỡ khoa học, giúp cải thiện chức năng gan, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Thay đổi lối sống là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe gan và phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan.
Chế độ ăn uống khoa học là điều đầu tiên bạn cần quan tâm nếu muốn chữa gan nhiễm mỡ. Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn cần bổ sung các thực phẩm tốt cho gan như: Các loại cá béo (cá hồi, cá thu), rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu. Những thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất và chất béo lành mạnh giúp bảo vệ gan. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa như: Đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia… Chúng làm tăng gánh nặng cho gan và gây tích tụ mỡ trong cơ thể. Uống đủ nước rất quan trọng để hỗ trợ quá trình thải độc của gan, giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại một cách hiệu quả.
Tập thể dục đều đặn giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong gan và cải thiện chức năng chuyển hóa của cơ thể. Khi vận động, cơ thể đốt cháy calo dư thừa, làm giảm chất béo tích tụ trong tế bào gan. Tập luyện còn giúp tăng độ nhạy insulin, hỗ trợ chuyển hóa glucose thành năng lượng hiệu quả hơn. Từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn đường huyết. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện dành ít nhất 30 phút tập thể dục.
Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ, do lượng mỡ nội tạng và áp lực chuyển hóa tăng cao. Giảm cân làm giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong gan, nên cũng được cho là cách trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Theo nghiên cứu, chỉ cần giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể đã có thể giúp giảm đáng kể lượng mỡ trong gan và cải thiện tình trạng viêm. Tuy nhiên, việc giảm cân cần thực hiện từ từ (0,5 - 1kg/tuần) để tránh gây rối loạn chức năng gan hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Để phòng ngừa gan nhiễm mỡ và các biến chứng liên quan, chúng ta cần kiểm soát tốt các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường và suy giáp.
Trước hết, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết ổn định, bởi đường huyết cao có thể làm tăng tổn thương tế bào gan và thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ trong gan. Các biện pháp kiểm soát đường huyết bao gồm: Sử dụng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường và tập thể dục thường xuyên để cải thiện độ nhạy insulin.
Tăng huyết áp không được kiểm soát có thể làm tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến chức năng gan. Để điều trị tăng huyết áp, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giảm muối, tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế rượu bia, thuốc lá. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc lợi tiểu để kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, suy giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân hủy chất béo và loại bỏ triglyceride khỏi gan. Người bị suy giáp thiếu hụt hormone tuyến giáp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa lipid và chức năng gan. Người bệnh cần điều trị suy giáp bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp như Levothyroxine (T4). Thuốc này giúp thay thế lượng hormone mà tuyến giáp không sản xuất đủ, cải thiện các triệu chứng và cân bằng chuyển hóa cơ thể.
Gan nhiễm mỡ có thể do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm rối loạn lipid máu (tăng triglyceride, tăng cholesterol LDL). Vì thế, cách trị gan nhiễm mỡ nên bắt đầu từ việc giảm lượng mỡ máu. Các loại thuốc trị mỡ máu giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong gan và cải thiện chức năng gan, đồng thời giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch liên quan đến mỡ máu cao. Các loại thuốc giảm mỡ máu phổ biến như statin (Atorvastatin, Simvastatin) có thể được bác sĩ kê đơn để giảm cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó giảm tình trạng gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Một trong những nhóm thuốc hỗ trợ quan trọng cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ là vitamin và chất chống oxy hóa. Vitamin E có thể giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E cần được bác sĩ chỉ định cẩn thận, vì liều cao có thể gây tác dụng phụ. Vitamin E có thể giúp giảm viêm, tăng cường khả năng phục hồi của gan và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, các acid amin và choline đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giải độc gan và giảm tích tụ mỡ trong gan. Choline đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chức năng gan khỏe mạnh, giúp cải thiện sự trao đổi chất của mỡ và hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo.
Trong một số trường hợp nặng, các thuốc đặc hiệu như Resmetirom có thể được bác sĩ chỉ định. Resmetirom là một thuốc đã được FDA phê duyệt để giảm mỡ tích tụ trong gan ở bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu. Thuốc này tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa mỡ trong gan, giúp giảm mức độ mỡ trong gan và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Ngoài các cách trị gan nhiễm mỡ trên đây, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác. Gan nhiễm mỡ không gây viêm gan A hay B vì đây là bệnh gây ra do virus. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và khiến người bệnh dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nếu mắc viêm gan A, B. Vì vậy, người mắc gan nhiễm mỡ nên tiêm vắc xin viêm gan A và viêm gan B để bảo vệ gan khỏi nguy cơ nhiễm virus và các biến chứng nguy hiểm.
Trà xanh, lá sen và nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe gan. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế các phương pháp điều trị chính thống và cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cần thiết trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ. Việc theo dõi thường xuyên giúp đánh giá tiến triển của bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.
Gan nhiễm mỡ có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động, đến kiểm soát cân nặng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bạn nên đi khám để biết chính xác tình trạng bệnh và được bác sĩ tư vấn cách trị gan nhiễm mỡ phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.