Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dư thừa axit folic có gây ra biến chứng gì nguy hiểm không?

Ngày 09/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Axit folic thực chất là dạng tổng hợp của vitamin B9 tan trong nước, chủ yếu được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm bổ sung vitamin và một số loại thực phẩm khác. Chính vì thế, đôi khi quá lạm dụng các loại thực phẩm bổ sung sẽ gây ra tình trạng dư thừa axit folic.

Vậy, dư thừa axit folic có gây ra biến chứng nguy hiểm nào không? Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang dư thừa axit folic là gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc chú ý theo dõi.

Dư thừa axit folic là như thế nào?

Tình trạng dư thừa axit folic xảy ra khi axit folic được bổ sung vào cơ thể quá nhiều so với mức cần thiết. Thực chất, axit folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9, chất này thường được thêm vào các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như ngũ cốc ăn sáng, bột mì và cả các thực phẩm bổ sung.

Axit folic có tác dụng giúp sản sinh thêm và duy trì các tế bào máu bên trong cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, axit folic cũng giúp duy trì sự ổn định của DNA, nhờ đó mà con người có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm. Bạn sẽ cần bổ sung axit folic nếu như được chẩn đoán là thiếu axit folic, tuy nhiên cần lưu ý, bổ sung theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định để tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.

Chất axit folic được các chuyên gia khuyên nên sử dụng cho phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản cũng như phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc chuẩn bị mang thai. Người lớn và trẻ em thiếu hụt chất này do chế độ ăn uống không đầy đủ, khoa học cũng được khuyên dùng. Ngoài ra, axit folic còn được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh cho các bệnh nhân lao phổi, sốt rét.

Dư thừa axit folic có gây ra biến chứng gì nguy hiểm không?1
Axit folic chính là dạng tổng hợp của vitamin B9

Theo một số các nghiên cứu, cơ thể của chúng ta rất dễ dàng hấp thu chất axit folic. Sau khi đi vào cơ thể và hấp thu bằng đường máu, gan sẽ thực hiện nhiệm vụ phân hủy axit folic thành các hợp chất nhỏ hơn. Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý được một lượng axit folic nhất định tại một thời điểm. Nếu như chúng ta tiêu thụ quá nhiều axit folic từ thực phẩm bổ sung hoặc viên uống thì rất có thể các axit folic này sẽ không được chuyển hóa, dẫn đến tình trạng dư thừa axit folic, chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe tổng thể.

Dấu hiệu cảnh báo dư thừa axit folic

Cơ thể bạn sẽ có một số dấu hiệu như sau nếu dư thừa axit folic:

  • Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, sưng và teo cơ,... do hệ thần kinh bị tổn thương.
  • Một số các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, rối loạn tiêu hóa,...
  • Axit folic có nhiệm vụ là sản sinh và duy trì các tế bào máu, do đó, thừa axit folic sẽ gây ra vấn đề trong hoạt động sản xuất tế bào máu, dẫn đến việc cơ thể có thể bị thiếu máu hoặc có quá nhiều tế bào máu.
  • Dư thừa axit folic cũng có thể gây ra phản ứng với các loại thuốc khác. Cơ thể có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu có dấu hiệu cảnh báo dư thừa axit folic, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện xét nghiệm axit folic. Xét nghiệm này giúp định lượng axit folic trong máu, từ đó phát hiện sớm tình trạng dư thừa axit folic và có phương pháp điều trị kịp thời.

Dư thừa axit folic có gây ra biến chứng gì nguy hiểm không?2
Các vấn đề về đường tiêu hóa có thể là lời cảnh báo tình trạng thừa axit folic

Dư thừa axit folic có nguy hiểm không?

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên bổ sung quá liều lượng axit folic cho phép, dư thừa axit folic có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm tinh thần: Dư thừa axit folic có thể khiến cho người bệnh suy giảm tinh thần có liên quan đến tuổi tác, đặc biệt là ở những người có hàm lượng vitamin B12 thấp. Họ dễ bị mất các chức năng não hơn gấp 3,5 lần so với những người bình thường.
  • Không thể phát hiện ra sự thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể: Vitamin B12 có chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cũng như giữ cho tim mạch, hệ thần kinh và não hoạt động hiệu quả. Dư thừa axit folic có thể làm che giấu đi tình trạng thiếu máu hồng cầu do vitamin B12 gây ra. Một khi tình trạng này xảy ra mà không được phát hiện, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, suy nhược cơ thể, khó tập trung, nghiêm trọng hơn là tổn thương não, hệ thần kinh không thể hồi phục.
  • Làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ em: Bổ sung quá nhiều axit folic ở phụ nữ đang mang thai có thể gây ra tình trạng kháng insulin và làm chậm sự phát triển trí não ở trẻ. Axit folic rất tốt cho phụ nữ đang mang thai nhưng cần đảm bảo bổ sung đúng theo liều lượng được khuyến nghị, tránh bổ sung quá liều hoặc lạm dụng.
  • Tăng nguy cơ tái phát ung thư: Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, lượng axit folic phù hợp sẽ bảo vệ cho các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể khỏi nguy cơ ung thư. Thế nhưng, ngược lại nếu các tế bào ung thư tiếp xúc với hàm lượng axit folic cao thì chúng sẽ có xu hướng phát triển mạnh và lan rộng hơn. Điều này có thể sẽ khiến cho sức khỏe của những người có tiền sử ung thư trở nên xấu đi.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không rơi vào tình trạng dư thừa axit folic khiến cho sức khỏe gặp phải các biến chứng nguy hiểm thì người dùng cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ khi bổ sung axit folic bằng thực phẩm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng axit folic cần bổ sung khác nhau tùy theo độ tuổi và thể trạng cá nhân.

Dư thừa axit folic có gây ra biến chứng gì nguy hiểm không?3
Dư thừa axit folic có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm

Trên đây là một số thông tin về tình trạng dư thừa axit folic, mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ có ích với bạn đọc. Trường hợp nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu của việc dư thừa axit folic hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, bạn nên thực hiện thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được các bác sĩ kiểm tra, tư vấn và hướng dẫn cách xử trí một cách cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm