Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Ganser (Ganser syndrome) là thuật ngữ chỉ tình trạng một người nào đó hành động một cách có chủ ý giống như đang mắc bệnh trong khi thực tế họ không hề bị bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng hiếm gặp này.
Hội chứng Ganser (Ganser syndrome) được xem là một bệnh lý tâm thần vì nó liên quan đến những rối loạn cảm xúc nghiêm trọng. Người mắc hội chứng này hành động một cách có chủ ý như họ đang mắc các bệnh về thể chất hay tinh thần nào đó trong khi họ không thực sự mắc bệnh. Bạn đã biết gì về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Ganser syndrome?
Hội chứng Ganser còn gọi là rối loạn tâm thần trong tù vì nó được phát hiện lần đầu tiên trong bối cảnh nhà tù. Đây là một loại rối loạn giả tạo - một bệnh lý về tâm thần xảy ra khi người bệnh cố tình hành động một cách có chủ ý, có ý thức nhưng giả vờ mắc bệnh trong khi họ không thực sự bị bệnh. Người mắc hội chứng này có những hành vi tương tự những người mắc bệnh tâm thần, điển hình như bệnh tâm thần phân liệt.
Điều thôi thúc những người mắc hội chứng này có những hành động như một người mắc bệnh tâm thần là:
Về mặt cơ chế, rối loạn giả tạo này được coi là một bệnh tâm thần vì nó liên quan đến rối loạn cảm xúc nghiêm trọng. Ganser đến nay vẫn là một hội chứng rất hiếm gặp, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Hội chứng phổ biến nhất ở tuổi thiếu niên hoặc người trong giai đoạn trưởng thành.
Theo các bác sĩ tâm thần, những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hội chứng này gồm:
Ngoài những nguyên nhân trên, các đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn những người khác gồm: Người có nhiều áp lực trong cuộc sống gia đình, mối quan hệ tình cảm, công việc, người nghiện rượu bia, người bị chấn thương ở đầu hay bị đột quỵ.
Chúng ta có thể quan sát và nhận thấy người mắc hội chứng Ganser hay có các hành vi khó hiểu giống như một người đang mắc bệnh tâm thần. Cụ thể là:
Người mắc hội chứng này sẽ không bao giờ thừa nhận bản thân mình mắc các triệu chứng giả mạo nên việc chẩn đoán Ganser khá khó khăn. Thông thường, hội chứng Ganser sẽ được chẩn đoán khi bác sĩ loại trừ các tình trạng có thể gây triệu chứng bệnh tương tự. Bác sĩ cũng có thể loại trừ các bệnh lý về não khác bằng chụp X quang đầu, chụp cắt lớp CT hay chụp cộng hưởng từ MRI.
Không thể dự đoán được khi nào hội chứng Ganser tự biến mất. Các triệu chứng giả của hội chứng này không chỉ là cách người bệnh phản ứng với căng thẳng mà còn cho biết khả năng đối mặt với căng thẳng. Việc điều trị cho người mắc Ganser cần tuân theo nguyên tắc:
Hội chứng Ganser có thể phòng ngừa được không? Đây là một dạng bệnh lý tâm thần nên để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tích cực. Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên tránh xa lối sống thu mình, không giao tiếp. Các hoạt động thể chất tích cực có lợi cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Không nên uống nhiều rượu bia hay sử dụng chất kích thích để tránh làm tổn hại hệ thống thần kinh. Ngoài ra, tránh những tình huống căng thẳng, tránh xung đột cũng là liều thuốc tự nhiên với sức khỏe tinh thần.
Những người có tiền sử mắc các vấn đề liên quan đến thần kinh hay tâm thần như trầm cảm, cần được kiểm tra định kỳ hoặc điều trị dự phòng. Duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức cũng sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm thần.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.