Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
LDL cholesterol là gì? LDL cholesterol được biết đến là một trong những yếu tố chính dẫn đến các bệnh tim mạch. Việc hiểu rõ về LDL cholesterol và cách kiểm soát nó sẽ giúp chúng ta duy trì một trái tim khỏe mạnh.
LDL cholesterol là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Khi mức LDL cholesterol trong máu quá cao, chúng có thể gây tắc nghẽn các động mạch, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc hiểu rõ LDL cholesterol là gì, thế nào là mức LDL cholesterol cao, cũng như cách duy trì mức độ cholesterol bình thường là vô cùng cần thiết.
LDL là chữ viết tắt của từ Low-Density Lipoprotein, hay còn gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp. Đây là một loại phân tử trong máu được cấu thành từ chất béo và protein. Chỉ số LDL cholesterol là gì? LDL cholesterol là viết tắt của Low-Density Lipoprotein Cholesterol, nghĩa là cholesterol được vận chuyển bởi các lipoprotein tỷ trọng thấp.
LDL cholesterol (LDL-C) được hình thành từ quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể. Ban đầu, gan sản xuất VLDL (Very-Low-Density Lipoprotein), chứa cholesterol và triglyceride. Khi VLDL lưu thông trong máu, enzyme lipoprotein lipase loại bỏ triglyceride, biến VLDL thành IDL (Intermediate-Density Lipoprotein) và cuối cùng thành LDL cholesterol.
Ngoài tìm hiểu LDL cholesterol là gì, nhiều người cũng muốn biết vai trò thiết yếu của nó. Dưới đây là những chức năng chính của LDL-C:
Khi đã biết LDL cholesterol là gì và chức năng quan trọng của nó, nhiều người bất ngờ khi LDL Cholesterol được gọi là cholesterol xấu. Lý do là vì khi nồng độ LDL-C trong máu quá cao, nó có thể tích tụ trên thành mạch máu, dẫn đến hình thành mảng bám. Các mảng bám này làm hẹp lòng động mạch, cản trở dòng máu và gây ra xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chính của các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng như: Nhồi máu cơ tim (khi xảy ra ở động mạch vành) hoặc đột quỵ (khi xảy ra ở động mạch não). Ngoài ra, nếu một mảng bám lớn bị vỡ, nó có thể hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu.
Không chỉ gây tổn thương tại chỗ, LDL cholesterol oxy hóa còn liên quan đến viêm mãn tính toàn cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh động mạch ngoại biên hoặc rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, việc kiểm soát mức LDL-C là cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là bảng chỉ số LDL cholesterol và ý nghĩa tương ứng với từng mức, bạn có thể tham khảo để dễ dàng theo dõi sức khỏe tim mạch:
Mức LDL-C (mg/dL) | Mức độ |
Dưới 70 | Rất tối ưu (đối với người có nguy cơ cao) |
Dưới 100 | Bình thường |
100 - 129 | Gần mức tối ưu |
130 - 159 | Gần ngưỡng mức cao |
160 - 189 | Cao |
190 trở lên | Rất cao |
Theo bảng trên, ta thấy:
Việc kiểm tra định kỳ và duy trì LDL cholesterol ở mức bình thường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Chỉ số LDL cholesterol được đo lường bằng xét nghiệm mỡ máu toàn phần (xét nghiệm lipid profile) hoặc xét nghiệm LDL riêng biệt. Xét nghiệm mỡ máu toàn phần cho biết các chỉ số bao gồm: Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Trong khi đó, xét nghiệm LDL cholesterol chỉ cho biết chỉ số LDL cholesterol.
Xét nghiệm nhằm kiểm tra lượng LDL trong máu, thường được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch. Trước khi xét nghiệm, người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn từ 8 - 12 giờ để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Mục đích của xét nghiệm LDL cholesterol thường là:
Khi tìm hiểu LDL cholesterol là gì, có lẽ bạn cũng biết chỉ số này sẽ khác nhau ở từng người và từng thời điểm. Chỉ số LDL cholesterol phụ thuộc vào những yếu tố như:
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, sữa nguyên kem, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn làm tăng chỉ số LDL cholesterol. Ngược lại, chế độ ăn giàu chất xơ từ rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm LDL cholesterol.
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol. Giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện đáng kể các chỉ số lipid máu.
Thiếu vận động làm tăng nguy cơ tích tụ LDL cholesterol trong máu. Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là aerobic, giúp giảm LDL và tăng HDL cholesterol.
Hút thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu, giảm mức cholesterol tốt và gián tiếp làm tăng LDL cholesterol. Bỏ thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và cân bằng lipid máu.
LDL cholesterol có xu hướng tăng theo tuổi tác. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới trước mãn kinh. Nhưng sau mãn kinh, mức LDL của họ có thể tăng cao hơn.
Một số người có tình trạng di truyền như Familial Hypercholesterolemia (FH), khiến cơ thể khó loại bỏ LDL cholesterol khỏi máu. Đây là yếu tố không thể kiểm soát nhưng cần theo dõi thường xuyên.
Các bệnh như tiểu đường, suy giáp, bệnh thận mãn tính hoặc lupus làm rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến tăng LDL cholesterol.
Một số loại thuốc như steroid, thuốc điều trị huyết áp hoặc HIV có tác dụng phụ làm tăng chỉ số LDL cholesterol.
LDL cholesterol bất thường có liên quan đến một số bệnh lý phổ biến như:
Khi lượng LDL-C trong máu tăng, các mảng bám hình thành trong động mạch vành, gây hẹp lòng động mạch, giảm lưu lượng máu đến cơ tim, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim.
LDL-C cao thúc đẩy sự tích tụ cholesterol trong thành động mạch, hình thành mảng xơ vữa. Chúng làm mất tính đàn hồi của mạch máu và tăng nguy cơ tắc nghẽn dòng máu.
LDL cholesterol tăng cao gây hình thành mảng bám trong động mạch não, làm giảm lưu lượng máu đến não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ não.
LDL-C dư thừa dẫn đến tích tụ mảng bám trong các động mạch ngoại biên (tay, chân), gây hẹp hoặc tắc nghẽn dòng máu, dẫn đến đau nhức và hoại tử mô.
LDL-C cao làm hẹp động mạch vành do sự tích tụ mảng bám, khiến cơ tim thiếu oxy, gây ra các cơn đau thắt ngực khi gắng sức.
LDL cholesterol tăng làm suy yếu thành động mạch chủ do sự tích tụ cholesterol và viêm mãn tính, dẫn đến phình động mạch chủ và nguy cơ vỡ động mạch nguy hiểm.
Sau khi đã biết LDL cholesterol là gì và ý nghĩa của chỉ số này, hầu hết trong chúng ta đều muốn kiểm tra chỉ số LDL cholesterol của mình. Việc này không phải chỉ cần làm một lần mà còn nên thực hiện định kỳ. Cụ thể như sau:
Để cải thiện chỉ số LDL cholesterol cao, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ LDL cholesterol là gì và có ý nghĩa gì. Việc duy trì mức độ LDL cholesterol ở mức an toàn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hãy luôn theo dõi và kiểm tra mức LDL cholesterol của mình để đảm bảo có sức khỏe tốt bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.