Thành phần dinh dưỡng của mật ong và cách sử dụng đúng cách
Ngày 02/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Mật ong được khuyến khích sử dụng bởi đây là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ phòng, chữa nhiều bệnh lý. Khám phá thành phần dinh dưỡng của mật ong sẽ giúp bạn dễ dàng ứng dụng thực phẩm “vàng” này trong chế độ ăn uống.
Mật ong thiên nhiên có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng tích cực với sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bao gồm nhiều loại chất khoáng, vitamin và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng của mật ong
Nhiều người biết rằng mật ong tốt cho sức khỏe nhưng họ chưa thực sự nắm được thành phần dinh dưỡng của mật ong để sử dụng đúng cách và tận dụng được toàn bộ lợi ích mà thực phẩm này đem lại. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của mật ong.
Mật ong là dạng chất lỏng được tạo ra khi ong lấy mật hoa. Tính đến nay có khoảng hơn 320 loại mật ong khác nhau về nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng của mật ong và cả mùi vị, màu sắc. Thành phần chính có trong mật ong là các loại đường, axit amin và một số vitamin, chất khoáng, sắt, kẽm,... Dựa trên những thành phần dinh dưỡng của mật ong cho thấy đây là thực phẩm vô cùng bổ ích cho sức khỏe.
Trong mật ong thành phần carbohydrate chiến hơn 82%, trong đó fructose chiếm khoảng 38.2% và glucose chiếm khoảng 31% còn lại. Ngoài ra, mật ong còn có khoảng 2% thành phần là các chất khoáng và các vitamin có lợi như vitamin A, vitamin B, vitamin C,... Thành phần dinh dưỡng của mật ong chi tiết như sau:
Carbohydrate: Năng lượng mà mật ong đem lại cho cơ thể hầu hết đều đến từ thành phần carbohydrate này. Chất này chiếm đến 82% tổng trọng lượng của mật ong, trong đó nhiều nhất là đường fructose, còn lại là một số loại đường khác. Chỉ số đường huyết GI của mật ong vào khoảng từ 45 - 64 tùy loại mật ong và hàm lượng đường có trong thành phần của mật.
Chất béo: Mật ong là thực phẩm hoàn toàn không chứa chất béo nhưng bạn cần chú ý những thực phẩm dùng kèm với mật ong như bánh, kẹo, kem,... có thể là nguồn chất béo dồi dào.
Protein: Thành phần dinh dưỡng của mật ong chỉ có một phần rất nhỏ là protein. Chất đạm không có nhiều và không phải thành phần chính của mật ong nhưng đây cũng là một cách bổ sung thêm protein cho cơ thể.
Chất vi lượng: Mật ong là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm, kali, đồng,... hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh và tăng cường năng lượng, khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Giá trị mà mật ong đem lại cho sức khỏe
Không chỉ quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của mật ong, nhiều người cũng muốn tìm hiểu thêm những tác dụng, lợi ích của mật ong đối với sức khỏe con người. Dựa trên chỉ số thành phần khá ấn tượng, mật ong đem đến nhiều lợi ích như:
Cung cấp năng lượng: Mật ong có lượng carbohydrate khá lớn nên phát huy tác dụng bổ sung năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, chống suy nhược cơ thể, hạ huyết áp,... Tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều mật ong vì có thể làm tăng đường huyết và gây nguy cơ tiểu đường, tăng cân, béo phì,... do lượng đường cao.
Giảm ho, giảm đờm: Mật ong có thể làm dịu các cơn ho rất hiệu quả do có tính kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ điều trị viêm họng, ho có đờm, ho khan. Thành phần dinh dưỡng của mật ong còn có rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin tăng cường đề kháng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe.
Hỗ trợ tiêu hóa: Buổi sáng bạn uống hoặc dùng trực tiếp 1 - 2 thìa cà phê mật ong sẽ giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ giảm táo bón, ợ nóng, đầy hơi,... Đây cũng là thực phẩm ngừa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày rất tốt.
Làm lành vết thương, chữa bỏng: Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nên nhiều người thường dùng mật ong để làm lành vết thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Ngay sau khi bị bỏng da bạn bôi một ít mật ong vào chỗ bị thương giúp giảm sưng tấy, tránh nổi mụn nước và vết bỏng nhanh lành hơn.
Điều hòa và ổn định đường huyết: Thành phần dinh dưỡng của mật ong giàu khoáng chất và có 2 loại đường glucose và fructose nên có hiệu quả trong việc điều hòa đường huyết ổn định, hạn chế tình trạng hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi,... Người có đường huyết cao không nên sử dụng mật ong nhiều vì đây là thực phẩm chứa nhiều đường, không tốt cho đường huyết.
Lưu ý khi sử dụng mật ong
Tuy rằng thành phần dinh dưỡng của mật ong đa dạng, nhiều chất và giàu năng lượng nhưng nếu quá lạm dụng hoặc dùng không đúng cách, không đúng đối tượng,... hoàn toàn có thể gây ra tác hại. Để tránh điều này, bạn cần lưu ý những điều sau khi dùng mật ong.
Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ, dẫn đến hôn mê, mất kiểm soát, táo bón, thở chậm,...
Người bị dị ứng mật ong hoặc dị ứng phấn hoa cũng không nên dùng thực phẩm này vì nguy cơ xuất hiện triệu chứng bất thường như mờ mắt, yếu cơ,... khá cao.
Mật ong dù tốt nhưng không nên dùng quá 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Cách bảo quản đúng cách để mật ong luôn ngon
Mật ong bảo quản không đúng cách rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm giảm chất lượng, gây ngộ độc khi sử dụng lâu dài. Để mật ong nguyên chất luôn tươi ngon và an toàn, lành tính cho sức khỏe, bạn có thể áp dụng một số mẹo bảo quản mật ong dưới đây.
Mật ong nên bảo quản trong chai, lọ, bình,... kín làm bằng thủy tinh hoặc sứ.
Không để mật ong tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ở nơi có độ ẩm cao.
Trước khi dùng mật ong nên để ở nhiệt độ phòng để mật ong chảy ra bởi sau khi bảo quản thời gian dài, mật ong có thể xuất hiện hiện tượng kết tinh.
Không nên đậy quá chặt nắp chai, lọ đựng mật ong sẽ dễ bị sùi bọt.
Để mật ong tránh xa các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hành tỏi,...
Mong rằng qua bài viết trên đây bạn đã biết các thành phần dinh dưỡng của mật ong cũng như tác dụng tích cực, bổ ích mà thực phẩm này đem đến cho cơ thể. Khi chọn mua mật ong bạn nên đảm bảo mua ở nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải mật ong giả vừa tốn kém lại có hại cho sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.