Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Whitmore là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm trong thời gian gần đây, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn thông tin về triệu chứng bệnh Whitmore, cách thức lây nhiễm cũng như phương pháp điều trị, phòng ngừa trong bài viết này.
Bệnh Whitmore có tỉ lệ tử vong từ 40 đến 60%, gây ra bởi vi khuẩn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa Whitmore vào danh sách những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiếm thức về cách lây nhiễm, triệu chứng bệnh Whitmore cũng như biện pháp điều trị và phòng ngừa nhiễm bệnh.
Whitmore (Melioidosis) là tên gọi của một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Vi khuẩn gây ra bệnh là Burkholderia pseudomallei và cái tên Whitmore là tên của người tìm ra nó. Vi khuẩn Whitmore có thể tồn tại nhiều năm trong nước và đất, lây lan cho người và động vật tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nguồn nước chứa nó. Một số cách tiếp xúc trực tiếp có thể kể đến là hít phải bụi hoặc nước chứa vi khuẩn, uống nước ô nhiễm chưa qua khử trùng clo, chạm trực tiếp tay chân vào đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là khi da có vết trầy xước.
Một số yếu tố tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bao gồm:
Tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh mà triệu chứng bệnh Whitmore sẽ khác nhau. Phải mất từ 2 đến 4 tuần thì các triệu chứng mới xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn. Ở nhiều trường hợp cá biệt, dấu hiệu mắc bệnh xảy ra sau vài giờ hoặc nhiều năm sau nhiễm khuẩn. Một số ít trường hợp mắc bệnh mà không thấy triệu chứng nào.
Bệnh Whitmore có 4 giai đoạn với những triệu chứng điển hình dưới đây:
Vào giai đoạn này, da bệnh nhân sẽ nổi nốt đỏ sần, mưng mủ, lở loét. Người bệnh có cảm giác đau đớn kèm theo nhiều dấu hiệu như sụt cân, sốt, đau đầu, đau ngực hoặc đau bụng, đau cơ hoặc đau khớp, co giật. Các vết loét cũng xuất hiện ở một số cơ quan bên trong như phổi, gan, lá lách, tuyến tiền liệt. Khớp xương, hạch bạch huyết và não cũng bị nhiễm trùng.
Khi vi khuẩn Whitmore tấn công phổi, bệnh nhân sẽ cảm thấy dấu hiệu rõ ràng và đến bác sĩ thăm khám. Những triệu chứng bệnh Whitmore đó là đau ngực khi thở, ho có đàm hoặc không đàm, sốt cao, đau cơ, nhức đầu, sụt cân. Bác sĩ dễ bị nhầm lẫn nhiễm trùng phổi do Whitmore và lao phổi vì chúng có nhiều hiện tượng giống nhau. Kết quả chụp Xquang phổi của người bệnh cũng thấy những đốm nhỏ tương tự như khi mắc bệnh lao.
TÌnh trạng nhiễm trùng phổi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ tiến triển thành nhiễm trùng máu hay sốc nhiễm trùng. Biến chứng nghiêm trọng này sẽ dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của sốc nhiễm trùng bao gồm sốt cao, rùng mình, đổ mồ hôi, đau họng, đau đầu, vấn đề về hô hấp như suy hô hấp hay khó thở, tiêu chảy, đau bụng trên, mất phương hướng, đau khớp và cơ, da có vết loét mủ, loét trong gan, lá lách, cơ, tuyến tiền liệt.
Khi bị nhiễm khuẩn Whitmore đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng toàn thân với nhiều triệu chứng như tuyến mang tai đau hoặc sưng, đau cơ khớp, tổn thương phổi, gan, lá lách, tuyến tiền liệt, hạch bạch huyết. Bệnh nhân sốt cao, co giật, động kinh. Trên da và khắp các cơ quan trong cơ thể xuất hiện vết loét, vết áp xe. Các nốt này bắt nguồn từ những nốt cứng, màu trắng hoặc xám, sau đó sẽ mềm đi, bị viêm, trông như vết thương do bị vi khuẩn ăn thịt người gây nên.
Khi được chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc thích hợp. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Cách thức điều trị bệnh cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh lâu dài. Quá trình chữa bệnh thường bắt đầu bằng việc tiêm thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch trong thời gian từ 10 đến 14 ngày. Sau đó, bác sĩ sẽ cho điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống từ 3 đến 6 tháng.
Sau khi đã hoàn tất liệu trình điều trị kháng sinh, khả năng bệnh tái phát sẽ thấp. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần tuân thủ tốt những biện pháp phòng tránh để vi khuẩn Whitmore không có cơ hội quay lại.
Thuốc được chỉ định điều trị tiêm tĩnh mạch bao gồm Ceftazidime dùng mỗi 6 đến 8 giờ hoặc Meropenem dùng mỗi 8 giờ. Thuốc điều trị kháng sinh đường uống bao gồm Trimethoprim-sulfamethoxazole dùng mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin/axit clavulanic (co-amoxiclav) dùng mỗi 8 giờ. Trong trường hợp người bệnh dị ứng penicillin thì cần báo với bác sĩ để được chỉ định thuốc thay thế.
Cho đến nay, vẫn chưa có vaccine để phòng ngừa nhiễm khuẩn Whitmore. Do đó, những người sống trong khu vực với nguy cơ mắc bệnh cao cần lưu ý:
Bệnh Whitmore khó phát hiện, thời gian ủ bệnh lâu nên người bệnh thường phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết triệu chứng bệnh Whitmore để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ chữa được hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm nên bạn hãy cẩn trọng nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.