Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng chống

Ngày 23/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm Salmone là một loại bệnh nhiễm khuẩn gây ra chứng bệnh tại đường tiêu hoá của người và động vật. Triệu chứng nhiễm Salmonella rất đa dạng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng con người.

Salmonella là một vi trùng có khả năng lây nhiễm cao, đồng thời cũng để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Vậy nguyên nhân và triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng chống như thế nào? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu giúp mọi người giải đáp vấn đề thông qua nội dụng bài viết dưới đây nhé.

Nhiễm Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella còn có tên là vi khuẩn thương hàn gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C. Đây đều là các loại vi khuẩn có khả năng gây ra bệnh thương hàn.

Nhiễm khuẩn Salmonella là hiện tượng nhiễm vi khuẩn Salmonella ở ruột và dạ dày. Đây cũng là một loại bệnh dạng ngộ độc thực phẩm. Đa số người nhiễm trùng ở mức độ nhẹ thì sau 4 - 7 ngày sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị.

Cơ chế gây bệnh của Salmonella: Vi khuẩn gây bệnh thương hàn xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường tiêu hoá. Sau đó, chúng sinh sôi nảy nở, rồi khi chết sẽ giải phóng ra các độc tố. Loại vi khuẩn này càng chết nhiều thì càng giải phóng ra nhiều độc tố, tấn công vào cơ thể người nhiễm. Chính các nội độc tố này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu ở hệ tim mạch, đường tiêu hoá, làm tổn thương niêm mạc ruột như đau bụng, chảy máu hoặc thủng ruột. Khi nội độc tố này giải phóng ra và đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương hệ thần kinh dẫn đến nhiễm độc toàn thân.

Triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng chống như thế nào? 1
Salmonella là một loại vi khuẩn gây ra các chứng bệnh ở đường tiều hoá ở người

Triệu chứng nhiễm Salmonella

Theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng nhiễm Salmonella xuất hiện trong khoảng thời gian từ 12 - 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm:

  • Hiện tượng tiêu chảy: Phân lỏng, màu vàng nâu, sền sệt, rất khắm, một ngày đi khoảng 5 - 6 lần.
  • Đau bụng, phân lẫn máu.
  • Sốt, đau đầu, cảm thấy ớn lạnh.
  • Buồn nô hoặc nôn ói.
  • Mất nước nhất là người già và trẻ sơ sinh.

Khi khuẩn Salmonella gây ra bệnh thương hàn, thì các triệu chứng sẽ đa dạng hơn, lúc này vi khuẩn có thể xâm nhập đến phổi, xương, hệ thần kinh… Các triệu chứng gồm có:

  • Không ngừng sốt cao từ 39 - 40 độ C;
  • Sôi bụng, chướng bụng;
  • Đau đầu, ù tai, nói ngọng, mất ngủ, ác mộng;
  • Mệt mỏi, chán ăn;
  • Ho khan;
  • Xuất hiện phát ban nhỏ;
  • Tay run, nằm bất động, vẻ mặt đờ đẫn, thờ ơ, ngủ li bì, mê sảng hoặc hôn mê (ít gặp).

Hơn nữa có một số ít trường hợp nhiễm Salmonella, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, có một số trường hợp, mặc dù bị nhiễm Sallmonella nhưng vì cơ thể có hệ miễn dịch tốt, ít vi khuẩn, độc vi khuẩn không mạnh, vì vậy có thể làm cho người bệnh bị rối loạn tiêu hoá và mấy ngày sau sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp trở thành người lành mang vi khuẩn (nhiễm vi khuẩn nhưng không có triệu chứng), khiến bệnh kéo dài trong nhiều tháng.

Thông thường, khi nhiễm Salmonella sẽ thuyên giảm sau vài ngày và sẽ tự khỏi. Nhưng khi nếu người nhiễm khuẩn là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già hoặc người có hệ miễn dịch kém, hãy đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các tình trạng như:

  • Các dấu hiệu nhiễm khuẩn Salmonella đã kể trên đã kéo dài hơn một vài ngày;
  • Có biểu hiện sốt cao kèm theo phân lẫn máu;
  • Có biểu hiện mất nước như nước tiểu màu sẫm, tiểu ít hơn bình thường, khô miệng…
Triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng chống như thế nào? 2
Đau bụng, tiêu chảy là những triệu chứng nhiễm Salmonella

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm Salmonella

Vi khuẩn Salmonella thường sống ở ruột người và các loại động vật. Mọi người bị nhiễm khuẩn Salmonella chủ yếu do ăn các loại thực phẩm hoặc uống nước có chứa loại vi khuẩn này. Người bị nhiễm khuẩn Salmonella có thể truyền vi khuẩn sang cho người khác, nếu không rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào các bề mặt bẩn… Người nhiễm Salmonella có thể do một số nguyên nhân như sau:

  • Đồ ăn, thức uống nhiễm khuẩn: Gia cầm, các loại thịt, trứng, hải sản sống, trái cây, rau củ, sữa chưa được tiệt trùng, các loại thực phẩm xử lý không đúng cách…
  • Các bề mặt: Khi chạm vào bề mặt nhiễm khuẩn, rồi đưa tay lên miệng, cầm hoặc chế biến đồ ăn… thì cũng có nguy cơ cao nhiễm Salmonella.
  • Vật nuôi và các loại động vật khác như: Chim, động vật lưỡng cư, loài bò sát là những loài vi có thể mang vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng một vài loại thức ăn dành cho động vật cũng có thể mang khuẩn Samonella, là nguyên nhân lây nhiễm khuẩn cho động vật.
Triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng chống như thế nào? 3
Các loài gia cầm là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm Salmonella cho người

Phương pháp điều trị nhiễm Salmonella

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng gặp phải. Sau đó, bạn có thể phải đi xét nghiệm máu hoặc phân để xác định khuẩn Salmonella. Hầu như các trường hợp nhiễm Salmonella sẽ tự khỏi sau một vài ngày bị nhiễm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên dùng thuốc tiêu chảy, vì nó có thể khiến tình trạng nhiễm trùng của bạn kéo dài hơn nữa. Sau đây là một số phương pháp điều trị nhiễm khuẩn Salmonella, cụ thể:

  • Bổ sung chất lỏng: Nhằm phòng ngừa tình trạng mất nước. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nên dùng chất lỏng gì, với lượng bao nhiêu là đủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống dung dịch bù nước Oresol, có tác dụng cân bằng nước, đường, muối nhằm thay dịch cơ thể.
  • Truyền dịch tĩnh mạch: Đối với người bị mất nước nặng, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch tĩnh mạch (IV) cho người bệnh.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Người bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Đối với cách này, kháng sinh có thể có lợi với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già hoặc người mắc bệnh mãn tính.

Cách phòng ngừa nhiễm Salmonella

Thông thường nhiễm Salmonella sẽ kéo dài từ 4 - 7 ngày, đa số trường hợp nhiễm bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hoá, viêm cơ tim hoặc viêm não có thể gây ra tử vong. Vì vậy, để phòng ngừa nhiễm Salmonella hãy có một chế độ sinh hoạt tốt và phù hợp, có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Nên tiêm chủng vacxin thương hàn để tạo sự miễn dịch chủ động với Salmonella.
  • Mọi người nên tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không được ăn các loại hải sản, các loại thịt hoặc thịt gia cầm, trứng khi chưa được nấu chín và chỉ uống sữa khi đã được tiệt trùng.
  • Muốn rã đông thịt và gia cầm thì hãy để ở dưới ngăn mát, thay vì để ở ngoài. Thức ăn dư thừa thì cần được bảo quản trong tủ lạnh đúng cách, hãy để riêng thực phẩm sống và chín để tránh lây nhiễm chéo.
  • Sau khi chế biến thức ăn thì nên rửa sạch thớt và kệ bếp sử dụng.
  • Rửa tay trong 20 giây bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ, trước hoặc sau khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi chạm vào động vật.
  • Các loại thực phẩm rau củ quả mua về hoặc lấy ở vườn thì hãy ngâm với muối trước khi chế biến.
  • Nếu gia đình có bé dưới 5 tuổi, người già hoặc người có miễn dịch yếu, thì không nên tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
  • Không ăn uống, sinh hoạt quanh động vật hoặc môi trường có nguy cơ cao nhiễm Salmonella.
  • Khi bị tiêu chảy không nên đi bơi hoặc học bơi ở bể bơi, hồ.
  • Giữ gìn và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
Triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng chống như thế nào? 4
Hãy rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, chơi với động vật, trước và sau nấu ăn…

Như vậy, Salmonella là một loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá. Hy vọng qua bài viết này, người đọc có thêm thông tin về triệu chứng nhiễm Salmonella, cũng như nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa loại vi khuẩn này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ điều trị.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.