Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Uống kháng sinh có mất ngủ không? Một số loại thuốc gây mất ngủ

Ngày 16/08/2024
Kích thước chữ

Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm… gây ra. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh. Vậy uống kháng sinh có mất ngủ không? Những loại thuốc nào có thể gây mất ngủ?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng là từng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị một bệnh lý viêm nhiễm nào đó. Bên cạnh những lợi ích mà thuốc mang lại, thuốc kháng sinh cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vậy uống kháng sinh có mất ngủ không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về thuốc kháng sinh

Trước khi trả lời cho câu hỏi “uống kháng sinh có mất ngủ không?”, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc một số thông tin cơ bản về loại thuốc này.

Theo đó, thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có chứa thành phần kháng khuẩn nhằm ức chế và kìm hãm sự phát triển của các loại vi sinh vật gây hại. Thực chất, nguồn gốc của thuốc kháng sinh chính là các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm…

Ngày nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, thuốc kháng sinh có thể được điều chế và sản xuất theo phương pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các chất hoá học.

Thuốc kháng sinh là một phương pháp hầu như không thể thay thế được trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, nhiễm khuẩn với hiệu quả nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Vậy uống kháng sinh có mất ngủ không?

Uống kháng sinh có mất ngủ không? Một số loại thuốc gây mất ngủ 1
Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn

Uống kháng sinh có mất ngủ không?

Uống kháng sinh có mất ngủ không đang là một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người khi sử dụng loại thuốc này. Theo các chuyên gia, khả năng thuốc kháng sinh gây ra tình trạng mất ngủ là rất hiếm gặp. Triệu chứng mất ngủ chỉ xảy ra ở nhóm thuốc kháng sinh quinolon. Quinolon là nhóm thuốc kháng sinh có chứa hoạt chất không có nguồn gốc từ tự nhiên mà được điều chế thông qua phương pháp tổng hợp nên có thể gây ra tác dụng phụ mất ngủ cho người sử dụng.

Thực tế, những trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh bị mất ngủ thì nguyên nhân có thể là do cách uống thuốc cũng như thời điểm sử dụng thuốc chưa hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Cách uống thuốc: Việc uống thuốc kháng sinh gần sát giờ đi ngủ có thể khiến cho cơ thể nôn nao, bồn chồn nên không ngủ được.
  • Thời điểm uống thuốc: Việc uống quá ít nước khi sử dụng thuốc kháng sinh có thể khiến cho thuốc bị mắc lại ở cổ họng hoặc dính vào niêm mạc của thực quản, từ đó gây ra cảm giác khó chịu cho bạn.
Uống kháng sinh có mất ngủ không? Một số loại thuốc gây mất ngủ 2
Uống kháng sinh có mất ngủ không?

Làm thế nào khi uống kháng sinh bị mất ngủ?

Thực tế, tình trạng mất ngủ do sử dụng thuốc kháng sinh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, để hạn xảy ra tình trạng mất ngủ, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi uống kháng sinh, cụ thể như sau:

Chú ý đến thời điểm uống thuốc

Thông thường, thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng vào lúc đói hoặc cách bữa ăn từ 1 - 2 tiếng. Việc uống thuốc kháng sinh khi dạ dày rỗng sẽ giúp cho các hoạt chất được hấp thu nhanh vào máu, làm tăng tác dụng của thuốc và phát huy tối đa công dụng của thuốc.

Tuy nhiên, đối với thuốc kháng sinh pefloxacin thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường hô hấp… có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá như gây ra cảm giác nóng ruột, cồn cào. Do đó, nếu bạn bị bệnh dạ dày thì nên uống loại thuốc này trước ngay trước ăn hoặc sau ăn. Tốt nhất là sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống kháng sinh cách xa giờ đi ngủ nhằm hạn chế những ảnh hưởng của thuốc đến giấc ngủ. Hơn nữa, liều thuốc kháng sinh nên uống cách nhau 12 tiếng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Uống kháng sinh có mất ngủ không? Một số loại thuốc gây mất ngủ 3
Thời điểm uống thuốc trước hoặc sau khi ăn rất quan trọng

Uống thuốc kháng sinh đúng cách

Bên cạnh việc cần uống thuốc kháng sinh đúng thời điểm và không quá sát giờ đi ngủ thì bạn cũng cần uống thuốc đúng cách. Bạn nên uống thuốc kháng sinh với nước đun sôi để nguội, lượng nước sử dụng ít nhất là 150ml. Nếu uống thuốc kháng sinh với lượng nước quá ít có thể khiến cho thuốc chưa xuống được dạ dày và bị mắc lại ở đường thở gây khó chịu.

Uống theo liều lượng chỉ dẫn

Các loại thuốc kháng sinh đều phải được sử dụng theo đúng đơn kê của bác sĩ. Dựa vào tình trạng bệnh lý cũng như chủng vi khuẩn mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng phù hợp.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng mà bác sĩ kê toa có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bạn. Nghiêm trọng nhất là có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh, từ đó khiến cho vi khuẩn gây bệnh không bị tiêu diệt và dẫn đến nhiều khó khăn trong những đợt điều trị kháng sinh tiếp theo.

Một số loại thuốc có thể gây ra mất ngủ

Như đã nói ở trên, trường hợp uống kháng sinh bị mất ngủ là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nguy cơ mất ngủ có thể tăng cao nếu bạn phải sử dụng một số loại thuốc sau đây, bao gồm:

Thuốc cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh thường sẽ kèm theo một số triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi… Trong các loại thuốc điều trị bệnh cảm lạnh thường có chứa hoạt chất pseudoephedrine có tác dụng thông mũi. Pseudoephedrine giúp giảm triệu chứng khó thở, nghẹt mũi do tắc mũi hiệu quả nhưng lại gây mất ngủ, bao gồm cả trường hợp sử dụng thuốc dưới dạng xịt.

Thuốc huyết áp

Thuốc chẹn beta chắc hẳn không còn xa lạ với những người mắc bệnh huyết áp. Tác dụng của thuốc chẹn beta có thể kể đến như làm giảm nhịp tim, giảm áp lực của máu lên thành mạch máu, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp và tim mạch.

Tuy nhiên, thuốc chẹn beta có thể gây ra các tác dụng phụ như gây bồn chồn, lo lắng, mất ngủ… Có nhiều trường hợp người bệnh còn bị xuất hiện ảo giác, mộng mị triền miên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khi sử dụng loại thuốc này. Đặc biệt, thuốc chẹn beta còn làm ức chế quá trình sản xuất ra melatonin - một loại hormone có tác dụng cân bằng và điều hòa giấc ngủ.

Thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc chống trầm cảm chủ yếu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thần kinh. Do đó, một trong những tác dụng phụ rõ rệt nhất của loại thuốc này là gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Thuốc chống trầm cảm có thể khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn giấc ngủ nguyên phát. Cụ thể, thuốc có thể gây ra hội chứng chân không yên, nghiến răng khi ngủ, rối loạn giấc ngủ REM, ngưng thở khi ngủ, gặp ác mộng…

Uống kháng sinh có mất ngủ không? Một số loại thuốc gây mất ngủ 4
Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tình trạng mất ngủ

Thuốc ngủ

Hầu hết trong các loại thuốc ngủ được kê đơn đều có chứa thành phần benzodiazepine hoặc nonbenzodiazepine. Đây là hai hoạt chất có tác dụng giúp cho giấc ngủ đến nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc ngủ thường xuyên có thể gây ra một tác dụng phụ rất đáng lo ngại là hiện tượng nhờn thuốc.

Sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc ngủ liên tục, cơ thể của bạn có thể không còn đáp ứng với thuốc, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, hoạt chất benzodiazepine có trong thuốc ngủ có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng mà không cần kê đơn như paracetamol. Loại thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày, tăng dịch vị dạ dày, đầy hơi và các vấn đề khác. Những tác dụng phụ này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người sử dụng, gây gián đoạn giấc ngủ. Vì thế, paracetamol thường được khuyên dùng trong hoặc sau bữa ăn.

Tóm lại, uống kháng sinh có mất ngủ không thì câu trả lời là rất ít trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh mà bị mất ngủ. Hy vọng với những thông tin được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc kháng sinh và biết được một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng mất ngủ sau khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin