Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm phổi thùy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Chùng Linh

25/11/2024
Kích thước chữ

Các bệnh lý hô hấp, bao gồm viêm phổi thùy, đang gia tăng trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy viêm phổi thùy là gì, nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm phổi thùy không còn là bệnh lý quá xa lạ với nhiều người, tỷ lệ mắc bệnh lý này ngày càng gia tăng. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Viêm phổi thùy có thể được điều trị hiệu quả trong 7 - 10 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, ở người suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền, bệnh có thể kéo dài hơn và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức về viêm phổi thùy là gì và nguyên nhân, triệu chứng của bệnh.

Viêm phổi thùy là gì?

Viêm phổi thùy được biết đến là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc một vài thùy phổi tại một hoặc cả hai lá phổi. Viêm phổi thùy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn, đặc biệt trong độ tuổi 20 - 50. Điều này khiến cho hoạt động trao đổi khí trong phổi bị gián đoạn và có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm phổi thùy có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính và lứa tuổi. Trong đó, phổ biến hơn cả là viêm phổi thùy ở người lớn, đặc biệt là người từ 20 - 50 tuổi. Bên cạnh đó, một số đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn:

  • Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Người bị suy giảm miễn dịch do quá trình lão hóa hoặc bệnh nền.
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh về phổi (viêm phế quản, hen suyễn, hen phế quản, giãn phế quản…), tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tự miễn…
  • Người nghiện rượu bia, hút thuốc lá.
  • Người có lối sống và chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
viem-phoi-thuy-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-ra-sao 1.jpg
Viêm phổi thùy, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến

Nguyên nhân gây viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy chủ yếu do vi khuẩn, đặc biệt là Streptococcus pneumoniae, ngoài ra còn có Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae và một số loại virus như cúm, sởi. Bên cạnh đó, một số loại ký sinh trùng hoặc virus như sởi, cúm, ho gà… cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm phổi thùy.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây được xem là yếu tố thuận lợi gây bệnh, bao gồm:

  • Sự chuyển giao thời tiết: Thông thường, viêm phổi thùy có xu hướng xuất hiện phổ biến hơn vào mùa đông. Khi thời tiết thay đổi từ mùa ấm sang mùa lạnh hay ngược lại sẽ khiến cho tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Các tình trạng suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch, tuổi tác, chế độ dinh dưỡng kém khoa học.
  • Lạm dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá…
  • Nằm viện lâu ngày sẽ khiến cho sức đề kháng của người bệnh suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.
  • Mắc phải các bệnh lý liên quan đến phổi như phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan
viem-phoi-thuy-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-ra-sao 2.jpg
Tác nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn hoặc virus

Triệu chứng viêm phổi thùy qua từng giai đoạn

Các triệu chứng phổ biến của viêm phổi thùy sẽ có sự khác nhau tương ứng với từng giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn sung huyết: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, khi các tác nhân gây bệnh bắt đầu tấn công vào cơ thể người bệnh. Lúc này một số triệu chứng xuất hiện như sốt cao, mệt mỏi, tức ngực, ho đờm…
  • Giai đoạn gan hóa đỏ: Ở giai đoạn này, tình trạng viêm nhiễm sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng sưng tấy ở phế nang sẽ tiến triển nhanh, khiến cho tình trạng tắc nghẽn trầm trọng hơn, đi kèm các triệu chứng khó thở, thở hụt hơi.
  • Giai đoạn gan hóa xám là lúc phổi bắt đầu hồi phục, các tế bào viêm và dịch viêm được cơ thể dọn dẹp dần. Tuy nhiên, tình trạng khó thở vẫn có thể kéo dài do phế nang chưa phục hồi hoàn toàn.
viem-phoi-thuy-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-ra-sao 3.jpg
Một số triệu chứng ở người bệnh viêm phổi thùy như sốt, ho đờm, mệt mỏi, tức ngực…

Biến chứng nguy hiểm của viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy có nguy hiểm không? Khi không được điều trị sớm và đúng phương pháp, viêm phổi thùy có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gây đe dọa tính mạng người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Viêm phổi có thể lan sang các thùy phổi khác nếu không được kiểm soát tốt, làm tăng nguy cơ suy hô hấp.
  • Nhiễm trùng máu: Các tác nhân gây bệnh từ phổi có thể xâm nhập vào đường máu để đi đến nhiều cơ quan khác và gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu nhiễm trùng máu không được điều trị sớm sẽ có thể gây suy đa tạng, sốc nhiễm trùng và cuối cùng là tử vong.
  • Suy hô hấp: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm phổi, bởi khi tình trạng viêm nhiễm gia tăng sẽ làm hạn chế sự trao đổi và thông khí ở phổi, dẫn đến suy hô hấp nhanh chóng.
  • Áp xe phổi: Áp xe phổi có thể xảy ra do vi khuẩn sinh mủ như Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn kỵ khí hoặc khi điều trị kháng sinh không phù hợp.
  • Tràn dịch màng phổi: Một số triệu chứng thường xuất hiện trên lâm sàng bao gồm đau đầu, ho, sốt cao liên tục, đau thắt ngực, tăng bạch cầu trong máu… Tràn dịch màng phổi có thể gây suy hô hấp nếu dịch tích tụ nhiều hoặc nhiễm trùng nặng.

Một số biến chứng khác của viêm phổi thùy phải kể đến như viêm màng não, xơ phổi, phù phổi, viêm mủ nội nhãn, tràn dịch màng tim, viêm mủ màng phổi…

viem-phoi-thuy-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-ra-sao 4.jpg
Biến chứng suy hô hấp cần can thiệp bằng máy thở để đảm bảo sự thông khí

Cách phòng ngừa viêm phổi thùy hiệu quả

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình trước tác nhân gây bệnh, mỗi người cần chủ động phòng tránh bệnh bằng các biện pháp dưới đây:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng và môi trường sống xung quanh. Thường xuyên dọn dẹp và tiệt trùng môi trường sống, đặc biệt các đồ dùng cá nhân.
  • Duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch diệt khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì cần đeo khẩu trang, đồ bảo hộ và giữ khoảng cách nhất định để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây bệnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu đạm, chất xơ, chất béo tốt, tinh bột như cá, thịt gia cầm, thịt nạc gia súc, dầu oliu, các loại hạt, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế dùng những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, nước ngọt, nước có gas…
  • Không sử dụng thuốc lá và tránh hít khói thuốc lá một cách thụ động.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút một ngày với cường độ phù hợp.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng cúm và phế cầu, đặc biệt là những người cao tuổi, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch…
  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm hai lần để sớm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

Viêm phổi thùy là gì? Đậy là một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đặc biệt, tiêm chủng là một trong những phương pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm.

Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe với dịch vụ Tiêm chủng Long Châu. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin phòng viêm phổi, cúm, phế cầu với chất lượng đảm bảo, an toàn và tiện lợi. Đặt lịch ngay hôm nay để được tư vấn và tiêm phòng đầy đủ!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin