Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút Corona (CoV). SARS-CoV-2 lây truyền khi tiếp xúc người với người, chủ yếu qua các giọt hô hấp được tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi, hát, tập thể dục, hoặc nói chuyện. Nguyên tắc phòng ngừa hiện nay là tiêm chủng vắc xin Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm (thực hiện 5K, khai báo y tế,...).
SARS-CoV-2 là một loại coronavirus mới được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh coronavirus 2019 (Covid-19) bắt đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và lan rộng trên toàn thế giới.
Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút ARN lớn, có thể gây bệnh cho cả động vật và con người. Ở người, coronavirus có thể gây ra một loạt bệnh, từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh nặng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2).
Phổ bệnh của Covid-19 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn.
Thời gian ủ bệnh
Từ 2 - 14 ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày, thể delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
Diễn biến
Đối với thể alpha: 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5 - 10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.
Đối với thể delta: Tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4,2% alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra chủng delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra chủng delta có tải lượng vi rút cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15 - 20% so với chủng khác.
Hô hấp
Ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tuỳ mức độ bệnh nhân, thở sâu, phổi thường không ran, mạch thường không nhanh. Khoảng 5 - 10% bệnh nhân có thể giảm oxy máu thầm lặng. Những trường hợp này bệnh nhân không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua. Thể nặng của bệnh có biểu hiện giống ARDS.
Mức độ trung bình: Khó thở tần số thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 94 - 96%.
Mức độ nặng nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94%, cần cung cấp oxy hoặc thở máy dòng cao hoặc thở không xâm nhập.
Mức độ nguy kịch nhịp thở > 30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm < 10 lần/phút hoặc bệnh nhân tím tái, cần hỗ trợ hô hấp ngay với đặt ống nội khí quản thở máy xâm lấn.
Một số ít khác có thể có: Ho ra máu, tràn khí, dịch màng phổi (do hoại tử nhu mô).
Tuần hoàn
Các triệu chứng thường không đặc hiệu: Đau ngực, mệt mỏi, khó thở, ho.
Sốc tim: Huyết áp tụt, mạch nhanh, rối loạn nhịp, da, đầu chi lạnh, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
Rối loạn nhịp chậm hoặc nhanh, suy tim cấp và sốc tim do suy tim trái (như Hội chứng trái tim vỡ, viêm cơ tim) hoặc suy tim phải cấp, thuyên tắc động mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp, sốc nhiễm khuẩn thứ phát do Covid-19, tâm phế cấp (Acute cor pulmonary).
Thận
Bệnh nhân có thể thiểu niệu hoặc đái nhiều, nước tiểu có protein, đái máu vi thể hoặc đại thể, các biểu hiện của hội chứng ure máu cao ít gặp, nhưng thường nặng trên người bệnh đã có suy thận từ trước.
Thần kinh
Nhồi máu não: Liên quan đông máu do “bão cytokin”, hoặc do cục máu đông nguồn gốc từ tim, hoặc tĩnh mạch phổi, đặc biệt trên những người có yếu tố nguy cơ: Tuổi cao, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thuốc lá, béo phì, kháng thể kháng phospholipid.
Lâm sàng xuất hiện đột ngột:
Rối loạn ý thức theo các mức độ: Nhẹ thì còn tỉnh, nặng nhất là hôn mê.
Hội chứng liệt nửa người: Liệt vận động có hoặc không tê bì, dị cảm.
Thất ngôn.
Mất thị lực, bán manh, góc manh.
Liệt dây thần kinh sọ.
Rối loạn cơ tròn.
Giảm hoặc mất khứu giác
Viêm não màng não, thoái hoá não, viêm đa rễ và dây thần kinh như hội chứng Guillain Barre, bệnh não do Covid-19.
Dạ dày - ruột
Vi rút xâm nhập vào tế bào dẫn tới viêm tế bào biểu mô làm giảm hấp thu, mất cân bằng bài tiết ở ruột và hoạt hóa hệ thống thần kinh của ruột, dẫn tới ỉa chảy. Ngoài ra có thể do dùng kháng sinh hay do thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột, ít gặp hơn có thể liên quan đến huyết khối tắc mạch mạc treo. Tỷ lệ xuất hiện tiêu chảy từ 2 - 50% trong những bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tiêu chảy phân lỏng cũng có khi phân toàn nước 7 - 8 lần/ngày và thường xuất hiện vào ngày thứ tư của khởi phát bệnh.
Gan mật
Có thể có vàng da, suy gan, tăng men gan, suy gan cấp, hôn mê gan.
Nội tiết
Tăng đường máu ở bệnh nhân có đái tháo đường từ trước, hoặc tăng đường máu liên quan sử dụng corticoid có thể biến chứng: Đái tháo đường mất bù, toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu máu…
Huyết học
Huyết học: Tăng đông, rối loạn đông máu do nhiễm trùng (SIC) và đông máu nội mạch (DIC), hội chứng thực bào máu/hội chứng hoạt hoá đại thực bào, bệnh vi mạch huyết khối (TMA) với ban giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) và hội chứng tăng ure huyết tán huyết (HUS), giảm tiểu cầu do heparin (HIT) do điều trị thuốc chống đông (LMWH: heparin trọng lượng phân tử thấp).
Mạch máu: Có thể gặp huyết khối gây tắc động mạch hoặc tĩnh mạch chi 2 bên.
Da
Biểu hiện với ngứa, đau/bỏng rát ở da với hình thái bao gồm các ban dạng mề đay, các ban dạng hồng ban, phát ban dạng mụn nước mụn mủ, phát ban giống dạng cước ở đầu ngón tay chân, ít gặp hơn phát ban dạng lưới (chỉ điểm bệnh diễn tiến nặng), giống tổn thương xuất huyết chủ yếu ở chi, ban đỏ đa hình thái ở tay chân niêm mạc, kết mạc miệng, viêm kết mạc ở trẻ em.
Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác.
Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị.
Người bệnh Covid-19 có thể phát tán vi rút từ 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và phát tán mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng. Thời gian phát tán vi rút gây lây nhiễm khoảng 8 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng, nhưng có thể dài hơn ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch. Tuy vậy, những người bệnh không triệu chứng vẫn có thể phát tán vi rút gây lây nhiễm.
Quyết định 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19.
HCDC.vn: https://hcdc.vn/
Xem thêm thông tin: Người bị covid nên ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Người nhiễm COVID-19 có thể tiến triển ở nhiều mức độ khác nhau, nhẹ có thể tự khỏi, nặng có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển, suy chức năng đa cơ quan dẫn đến tử vong. Tính đến ngày 13 tháng 8 năm 2024, đã có hơn 7 triệu người tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới.
Xem thêm thông tin: Các biện pháp hữu hiệu phòng ngừa Covid-19
Tác động của virus lên hệ hô hấp được giải thích bằng những cơ chế sau:
Virus gây ảnh hưởng nhất đến hệ hô hấp nên chụp X-quang ngực, siêu âm phổi và chụp cắt lớp vi tính ngực (CT) là cần thiết. Các phương thức chụp ảnh cho thấy các đám mờ phế nang đa ổ hoặc tràn dịch màng phổi từ đó để các cán bộ y tế có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hơp.
Hỏi đáp (0 bình luận)