Đau lưng kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm đau hiệu quả?
Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Đau lưng là một tình trạng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Để chấm dứt cảm giác này, người bệnh nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Vì thực phẩm có thể giúp giảm viêm, giảm đau lưng và cải thiện khả năng phục hồi của cơ thể. Vậy người bệnh đau lưng kiêng ăn gì và ăn gì đỡ đau lưng?
Đau lưng kiêng ăn gì và ăn gì hết đau lưng, phục hồi nhanh chóng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo dõi bài viết để biết tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe nói chung và tình trạng đau lưng nói riêng.
Tầm quan trọng của thực phẩm đối với tình trạng đau lưng
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy hơn một nửa số người đến khám là ở độ tuổi lao động (20 đến 50 tuổi). Trong đó nhân viên văn phòng có nguy cơ cao bị đau lưng vì ngồi làm việc liên tục hơn 7 - 8 tiếng/ngày hoặc công nhân ngồi lâu sai tư thế, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý.
Ngoài những nguyên nhân đau lưng phổ biến trên, chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng đến tình trạng đau lưng. Vì thức ăn đi vào cơ thể, trải qua quá trình trao đổi chất và được phân phối đến các cơ quan, bộ phận của cơ thể trong đó có hệ xương khớp. Nếu bạn ăn uống lành mạnh, lựa chọn những thực phẩm giàu canxi sẽ giúp khớp xương chắc khỏe hơn. Để xây dựng thực đơn tốt cho xương khớp, bạn cần biết đau lưng nên ăn gì và tránh ăn gì.
Đau lưng kiêng ăn gì?
Đau lưng không nên ăn gì? Thực phẩm giàu đạm
Việc hấp thụ nhiều protein sẽ làm loãng canxi trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, loãng xương, khiến các cơn đau kéo dài hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ như thịt bò, heo, gà, dê, nội tạng động vật.
Tránh thức ăn giàu chất béo và dầu mỡ
Nhiều người chọn thực ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn vì cuộc sống bận rộn nhưng đây cũng chính là lý do gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói,… chứa nhiều chất béo, muối, chất bảo quản làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, đau lưng. Vì vậy, người bị đau lưng nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này trong quá trình điều trị.
Hạn chế thực phẩm nhiều muối
Muối chính là hoạt chất làm bào mòn canxi trong xương, dẫn đến cơ xương bị yếu và đau nhức liên tục. Vì vậy, người bệnh nên tạo thói quen ăn nhạt, ít muối để đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Hạn chế thực phẩm cay nóng
Thực phẩm chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu, wasabi,... có thể khiến các triệu chứng đau lưng, đau nhức xương khớp kéo dài và khó chữa hơn. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy do dị ứng khiến tình trạng viêm xương khớp nghiêm trọng hơn.
Không dùng chất kích thích
Người bệnh nên tránh các đồ uống có cồn như bia rượu hoặc các chất kích thích như caffeine và nicotine trong thuốc lá. Nhóm chất này không chỉ làm tăng cảm giác đau mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hầu hết các cơ quan quan trọng trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại này, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, phổi, dạ dày,…
Bị đau lưng nên ăn gì?
Bên cạnh việc đau lưng kiêng ăn gì, người bệnh nên tăng cường bổ sung những nhóm dưới đây để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn:
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương. Thông thường canxi được dự trữ ở xương, khi cơ thể thiếu canxi sẽ tự động lấy từ xương để nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, khi quá trình này diễn ra liên tục sẽ khiến canxi trong xương bị mất dần dần, dẫn đến chứng loãng xương.
Hải sản, đậu phụ, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa,... là những thực phẩm giàu canxi, cần được bổ sung thường xuyên.
Thực phẩm giàu omega-3
Axit béo omega-3 là chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho tim, mắt, cải thiện trí nhớ, giảm đau, giảm viêm ở xương khớp bằng cách ức chế quá trình sản sinh các yếu tố gây viêm xương khớp, tổn thương sụn. Các nguồn thực phẩm giàu omega-3 mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết, hạt lanh, hạt chia,…
Thực phẩm giàu vitamin
Theo nghiên cứu, một số vitamin có chứa chất chống oxy hóa như vitamin E, C và D giúp giảm viêm xương khớp như:
Vitamin E: Không chỉ tốt cho làn da, vitamin E còn góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện chức năng xương khớp. Các chuyên gia đã khẳng định rằng vitamin E có thể giúp giảm đau lưng sau 6 tuần bổ sung với liều 400 IU. Thực phẩm chứa vitamin E như hạt hướng dương, đậu phộng, quả bơ, rau bina, bông cải xanh,…
Vitamin C: Sau nhiều nghiên cứu thì vitamin C có liên quan đến việc kích thích sản xuất collagen ở sụn đầu gối. Collagen là một trong những thành phần quan trọng của sụn và xương. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, ổi, đu đủ, cam, quýt,...
Vitamin D: Sự kết hợp giữa canxi và vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe. Vì để hấp thụ canxi cần có vitamin D. Do đó hãy thường xuyên bổ sung các loại cá biển, nấm, lòng đỏ trứng,… Điều quan trọng là cơ thể phải sản xuất vitamin D thì mới hấp thu tối đa canxi nạp vào cơ thể. Có thể tổng hợp vitamin D bằng cách tắm nắng hàng ngày khoảng 5 - 10 phút trước 8 giờ sáng.
Thực phẩm giàu kali và mangan
Loãng xương và các vấn đề đau xương khớp có liên quan đến nồng độ canxi thấp. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bổ sung đủ kali có thể giảm lượng canxi bài tiết qua nước tiểu.
Mangan được biết đến là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, đặc biệt ở người già, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh. Kết hợp với canxi, vitamin và khoáng chất như kali và mangan, cải thiện đáng kể mật độ xương.
Thực phẩm chứa nhiều kali như măng tây, rau bina, dứa, cam, trái cây sấy khô,... và thực phẩm giàu mangan như khoai tây, việt quất, cải xoăn, rong biển,...
Các loại hạt và ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt được cho là làm giảm mức độ protein phản ứng C, là dấu hiệu của tình trạng viêm xương khớp dạng thấp, bệnh tim và tiểu đường. Yến mạch, gạo lứt và các loại hạt dinh dưỡng là nguồn cung cấp ngũ cốc tuyệt vời.
Các loại quả mọng
Trái cây tươi, đặc biệt là quả mọng cung cấp nhiều chất chống oxy, vitamin và các khoáng chất cần thiết với cơ thể. Một số loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể chống lại các gốc tự do, thúc đẩy tình trạng viêm, ngăn ngừa bệnh tim và một số bệnh ung thư. Dứa, việt quất, đu đủ, kiwi, mâm xôi, dâu tây,… là những loại quả mọng tốt cho xương khớp mà bạn nên bổ sung.
Các loại gia vị
Thông thường, các loại gia vị giúp tăng hương vị món ăn, kích thích ăn ngon miệng và cũng có tác dụng giảm đau lưng như nghệ, gừng, tỏi, đinh hương, quế,...
Dinh dưỡng khoa học rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng đau lưng cũng như các bệnh về xương khớp. Bên cạnh việc đau lưng kiêng ăn gì, ăn gì chữa đau lưng bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp để chăm sóc xương khớp tốt nhất. Đừng quên tập thể dục mỗi ngày để duy trì sức khỏe xương khớp.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.