Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không? Tình trạng này nguy hiểm không?

Ngày 11/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm đã quá quen thuộc tại Việt Nam. Bệnh gây ra nhiều các dấu hiệu, biến chứng gây khó chịu cho người bệnh. Vậy, người bị thủy đậu có bị tiêu chảy không? Tình trạng này có nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh hay không?

Virus bệnh thủy đậu tấn công cơ thể con người và có thể làm tổn thương các cơ quan, hệ thống của cơ thể. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này và trả lời cho câu hỏi: “Người bị thủy đậu có bị tiêu chảy không?”, mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao lại bị tiêu chảy?

Thông thường, tình trạng tiêu chảy phần lớn là do một số các nguyên nhân thường gặp như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, vệ sinh kém, hệ tiêu hóa không thể hấp thu đường, hội chứng ruột kích thích hoặc do người bệnh sử dụng một số loại thuốc gây kích ứng.

Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy đều bắt nguồn từ bên ngoài, do các tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ tiêu hóa. Đặc biệt, đường ruột là cơ quan bị ảnh hưởng hơn cả, các mô bên trong hệ tiêu hóa cũng bị kích thích và gây ra viêm nhiễm. Hệ thống tiêu hóa lúc này bị tổn thương kéo theo chức năng hấp thụ và chuyển hóa các chất bị rối loạn, các chất tan trong nước sẽ còn ở lại trong ruột và giữ nước, từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy.

Người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không? Tình trạng này nguy hiểm không?1
Tiêu chảy có thể do tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra

Người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không?

Vậy, người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không? Câu trả lời là có thể! Người mắc bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể bị tiêu chảy. Khi mắc bệnh thủy đậu, virus gây bệnh thủy đậu VZV sẽ xâm nhập vào cơ thể, chúng bám lên niêm mạc hô hấp và nhân lên nhanh chóng, dần dần virus sẽ theo đường hô hấp gây viêm và lan rộng ra khắp các cơ quan trong cơ thể.

Khi loại virus này tấn công đến hệ tiêu hóa, các enzyme trong đường ruột sẽ chống lại và tiêu diệt virus VZV, do đó, hệ tiêu hóa sẽ ít gặp tổn thương khi người bệnh mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa của người bệnh bị suy yếu từ trước hoặc virus VZV tấn công mạnh mẽ hơn thông thường thì hệ tiêu hóa vẫn có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây ra tình trạng tiêu chảy.

Bác sĩ rất có thể sẽ chỉ định cho người bệnh thủy đậu sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng như thuốc kháng virus, việc này đôi khi sẽ vô tình làm cho các lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy. Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu cũng có thể làm nhu động ruột bị kích thích, co thắt quá mức hoặc có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ chất béo ở đường tiêu hóa, gây rối loạn quá trình bài tiết tại đường ruột, khiến cho người bệnh bị tiêu chảy một cách đột ngột.

Chính vì thế, người bệnh thủy đậu có thể bị tiêu chảy.

Người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không? Tình trạng này nguy hiểm không?2
Người bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể bị tiêu chảy

Người bệnh thủy đậu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Người mắc bệnh thủy đậu bị tiêu chảy đột ngột có thể gặp những biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Bị tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, mệt mỏi do rối loạn điện giải, hoa mắt, đau đầu, đau nhức cơ bắp toàn thân, buồn nôn,... hoặc một số các biến chứng khác như:

  • Rối loạn điện giải: Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, người bệnh rất dễ bị rối loạn điện giải. Các khoáng chất quan trọng đối với cơ thể như kali, clorua và natri sẽ đi theo tuyến mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể. Mất một lượng kali đột ngột có thể khiến cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim và yếu cơ, hạ natri có thể gây ra phù não, hôn mê và nguy hiểm hơn là tử vong.
  • Suy thận cấp: Mất điện giải do tiêu chảy ở người bệnh thủy đậu có thể khiến các chất lỏng trong cơ thể tụt giảm mạnh, gây ra một loạt các vấn đề như tụt huyết áp, lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể giảm, cơ thể bị suy kiệt. Nguy hiểm hơn, thận có thể không được nhận đủ lượng máu cần thiết sẽ làm suy giảm các chức năng thận, gây tăng lượng kali máu và phù phổi cấp, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
  • Hôn mê: Người bệnh có thể bị hôn mê do lưu lượng máu trong cơ thể bị giảm. Lượng máu lên não bị sụt sẽ gây ra tình trạng rối loạn natri máu cấp tính, khiến cho hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh có thể bị ngất, lú lẫn và hôn mê.
  • Sốc: Tình trạng sốc thể tích chất lỏng xảy ra khi người bệnh bị mất nước điện giải. Biến chứng này sẽ khiến người bệnh bị ức chế lưu lượng máu và lượng oxy trong cơ thể bị suy giảm. Các cơ quan trong cơ thể dần bị tổn thương dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
  • Đột quỵ: Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất người bệnh thủy đậu phải đối mặt khi bị tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do tình trạng mất nước. Cơ thể sẽ bị suy nhược, kiệt sức, mất thăng bằng, nôn mửa, tăng nhiệt độ do sốt cao dẫn đến tình trạng đột quỵ, hôn mê, lú lẫn, thân nhiệt tăng cao nguy hiểm.

Tiêu chảy có thể khiến cho người bệnh thủy đậu phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, nên thông báo với bác sĩ ngay để tìm ra hướng giải quyết, điều trị kịp thời.

Người bị thuỷ đậu có bị tiêu chảy không? Tình trạng này nguy hiểm không?3
Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để rút ngắn thời gian hồi phục bệnh

Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Người bị bệnh thủy đậu có bị tiêu chảy không?”. Để xử lý và phòng ngừa tình trạng này, người bệnh hãy bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, dung dịch điện giải và các loại trái cây. Chú ý xây dựng một chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa như đồ cay nóng. Nếu không may bị tiêu chảy khi đang mắc thủy đậu, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn về sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm