Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhạy cảm thực phẩm và dị ứng thực phẩm là hai vấn đề sức khỏe thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù cả hai có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhưng chúng vẫn có sự khác biệt quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu rõ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự khác nhau giữa nhạy cảm thực phẩm và dị ứng thực phẩm.
Sự khác biệt giữa nhạy cảm thực phẩm và dị ứng thực phẩm nằm trong cách cơ thể phản ứng với thức ăn. Khi chúng ta gặp tình trạng dị ứng thực phẩm thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự kích hoạt phản ứng bất thường. Trong khi đó, khi bị nhạy cảm thực phẩm thì phản ứng sẽ xảy ra chủ yếu tại hệ tiêu hóa. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nhạy cảm thực phẩm có thể xuất hiện khi cơ thể không thể chấp nhận hoặc phản ứng không bình thường đối với một loại thức ăn cụ thể. Ví dụ như sự không dung nạp lactose xuất phát từ khả năng cơ thể không thể phân hủy lactose, một loại đường có mặt trong các sản phẩm sữa.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhạy cảm thực phẩm hoặc không dung nạp thực phẩm, bao gồm những yếu tố sau:
Triệu chứng của tình trạng nhạy cảm thực phẩm có thể khác nhau giữa người này với người khác, tuy nhiên chúng thường liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Cụ thể nhạy cảm thực phẩm gồm các biểu hiện dưới đây:
Hệ miễn dịch được đánh giá là một hệ thống an ninh tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm hoặc virus. Khi dị ứng thực phẩm xảy ra, hệ miễn dịch sẽ xác định được loại protein cụ thể trong thức ăn gây dị ứng, từ đó tạo ra các kháng thể để loại trừ nó.
Trong dị ứng thực phẩm, phản ứng chủ yếu sẽ thông qua immunoglobulin E (IgE), một loại kháng thể dị ứng. IgE kích thích phản ứng ngay lập tức khi hóa chất như histamin được giải phóng từ tế bào mast.
Khác biệt quan trọng giữa dị ứng thực phẩm và nhạy cảm thực phẩm nằm ở mức độ nguy hiểm. Dị ứng thực phẩm có thể gây ra nhiều tình huống đe dọa tính mạng của người bệnh. Ngay cả một lượng nhỏ của chất gây dị ứng cũng dễ dẫn đến phản ứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Triệu chứng của dị ứng thực phẩm rất đa dạng, bao gồm những biểu hiện như sau:
8 loại thực phẩm chiếm tới 90% trong các phản ứng dị ứng thực phẩm gồm: Sữa, cá, trứng, động vật có vỏ, hạt cây, đậu phộng, lúa mì và đậu nành.
Ngoài ra, có các trường hợp dị ứng thực phẩm không thông qua IgE. Những phản ứng này xảy ra khi một số bộ phận khác của hệ miễn dịch được kích hoạt bên ngoài lớp kháng thể IgE.
Triệu chứng của phản ứng không phải IgE thường xuất hiện chậm hơn và chủ yếu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gồm tiêu chảy, nôn mửa hoặc chuột rút. Tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng loại phản ứng này cũng không thể chủ quan.
Khi bạn đối mặt với dấu hiệu nghi ngờ về nhạy cảm thực phẩm, điều quan trọng là bạn nên biết cách xử lý tình huống một cách cụ thể. Dưới đây là những hướng dẫn quan trọng để đối phó với nhạy cảm thực phẩm:
Thường thì trẻ em có tỷ lệ bị nhạy cảm thực phẩm cao hơn so với người lớn, vì vậy bố mẹ cần thực hiện các biện pháp cẩn thận và chu đáo khi lựa chọn, chuẩn bị thực phẩm cho con. Đồng thời, việc vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ cũng cực kỳ quan trọng để ngăn chất gây nhạy cảm hay dị ứng dính vào bát đũa, qua đó có thể gây ra phản ứng nhạy cảm thực phẩm cho trẻ.
Đối với người lớn, việc nghiên cứu và kiểm tra từng loại thực phẩm là một cách tốt để tránh nguy cơ bị bệnh. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về một loại thực phẩm có thể gây nhạy cảm hoặc dị ứng thì cần hạn chế sử dụng nó. Đối với những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng, tốt nhất là tránh xa.
Khi bạn chọn thực phẩm đóng hộp, nên kiểm tra kỹ thành phần để đảm bảo rằng nó không chứa các chất gây dị ứng. Hơn nữa, tránh sử dụng thực phẩm đã hết hạn sử dụng, bởi chúng không chỉ gây ra nguy cơ gây nhạy cảm thực phẩm mà còn có thể gây ngộ độc.
Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, tiêu chảy sau khi tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là khi ăn thực phẩm lạ, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị thích hợp.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ với bạn đọc những kiến thức về sự khác biệt giữa nhạy cảm thực phẩm và dị ứng thực phẩm. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm thông tin để xử lý và phòng tránh tình trạng này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.