Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai giữa thanh dịch là căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người không hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.
Tai, mũi, họng là các bộ phận vô cùng quan trọng. Trong đó, một trong những bệnh lý mà nhiều người thường xuyên mắc phải là viêm tai giữa thanh dịch. Bệnh không có các dấu hiệu điển hình nên người bệnh thường chủ quan và chỉ phát hiện khi bệnh trở nặng. Do đó, việc nắm rõ được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chính là yếu tố quyết định việc điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Viêm tai giữa thanh dịch hay còn được biết đến là căn bệnh viêm tai màng nhĩ đóng kín. Đây là tình trạng viêm màng nhĩ, khiến cho hòm tai ứ đọng nhiều dịch nhầy. Bệnh không do vi khuẩn gây ra, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ làm dày thành màng nhĩ, dẫn đến dính màng nhĩ. Từ đó, làm tăng nguy cơ bị suy giảm thính lực ở người bệnh.
Viêm tai giữa thanh dịch có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân là trẻ em. Thông thường, bệnh nhân chỉ phát bệnh ở 1 bên tai, nhưng cũng có một số trường hợp viêm tai giữa thanh dịch ở cả 2 bên tai.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm tai giữa thanh dịch. Cụ thể:
Viêm tai giữa thanh dịch rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác, do triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm tai giữa thanh dịch, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu là:
Viêm tai giữa thanh dịch là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nó lại kéo theo rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Mục đích chính của quá trình điều trị viêm tai giữa thanh dịch là kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Từ đó, cải thiện được hoạt động của hòm tai và giảm tình trạng viêm, nhiễm, tránh bệnh tái phát về sau.
Tùy vào từng trường hợp của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Đối với nội khoa, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng thứ phát. Đồng thời, điều trị các triệu chứng viêm tai bằng thuốc corticoid và hiện tượng tiết dịch nhầy bằng thuốc kháng histamin H1.
Điều trị ngoại khoa chỉ được thực hiện khi siêu âm phát hiện bên trong hòm tai chứa nhiều dịch, màng nhĩ căng phồng, lõm hoặc dính lại. Lúc này, bệnh nhân sẽ được chích rạch một phần nhỏ của màng nhĩ để đặt ống thông khí vào hòm nhĩ. Tiếp đó, điều trị đúng nguyên nhân gây ra bệnh, chẳng hạn: Nạo vét VA, cắt amidan viêm, chỉnh hình vách ngăn, cuốn mũi hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
Trong một vài trường hợp, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng kỹ thuật sửa chữa màng nhĩ CS. Đây là phương pháp vi phẫu, được dùng để xác định độ sâu của tai và phát hiện các tổn thương bị che lấp ở bên trong tai. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là vết mổ nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, ít chảy máu và không để lại sẹo. Hơn nữa, tỷ lệ tái phát bệnh cũng ít hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa thanh dịch. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đến thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.