Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩLê Thị Quyên
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Bướu giáp đơn thuần là tình trạng phì đại tuyến giáp (có thể dạng nốt hoặc lan tỏa). Tình trạng này không phải là ung thư, dựa trên nồng độ hormone tuyến giáp thì bướu giáp đơn thuần có mức hormone giáp bình thường (không có cường giáp hay suy giáp).
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có kích thước nhỏ, nằm ở cổ, có chức năng sản xuất các hormone tuyến giáp. Các hormone này đóng vai trò trong một số chức năng của cơ thể bao gồm trao đổi chất, thân nhiệt, hệ tim mạch và tiêu hoá.
Bướu giáp là tình trạng tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường. Trong đó, toàn bộ tuyến giáp có thể phát triển lớn hơn, hoặc chỉ phát triển các nốt nhỏ ở tuyến giáp.
Bướu giáp có thể được phân loại dựa trên mức độ phát triển thành bướu giáp lan toả (simple diffuse goiter), bướu giáp nhân (nodular goiter) hay bướu giáp đa nhân (multinodular goiter).
Dựa trên nồng độ của hormone tuyến giáp, bướu giáp được chia thành bướu giáp độc hoặc không độc. Trong đó, bướu giáp không độc hay bướu giáp đơn thuần, là tình trạng phì đại tuyến giáp mà không có rối loạn chức năng tuyến giáp. Nghĩa là không có sự hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp) của bướu giáp.
Hầu hết những người mắc bướu giáp đơn thuần đều không có triệu chứng. Bướu ở cổ có thể được người bệnh hoặc người khác vô tình phát hiện. Một số triệu chứng khác có thể gặp khi bướu giáp to và gây chèn ép tại chỗ, bao gồm:
Bướu giáp đơn thuần lớn có thể gây ra các biến chứng như:
Trong đó, hội chứng Jod basedow (cường giáp do i-ốt) là một biến chứng hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra do người bệnh mắc bướu giáp đơn thuần, sau khi sử dụng i-ốt ngoại sinh (có thể là di chuyển đến vùng địa lý có nhiều i-ốt) dẫn đến phát triển cường giáp do i-ốt.
Nếu bạn phát hiện có xuất hiện bướu ở cổ, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Mặc dù bướu giáp đơn thuần có thể không cần điều trị gì. Tuy nhiên, điều quan trọng là bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến bướu cổ của bạn, nó có thể là bướu giáp đơn thuần hoặc có thể do các nguyên nhân khác cần được điều trị.
Bướu giáp đơn thuần có thể là bướu giáp lan toả hoặc đa nhân, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Hỏi đáp (0 bình luận)