Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Táo bón là tình trạng rối loạn đường tiêu hoá rất thường gặp, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, nếu không được quan tâm điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Người bệnh cần tìm hiểu rõ về các triệu chứng cũng như cách điều trị đúng đắn để tránh làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn cũng như những cách để phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hoá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi tình trạng giảm tần suất đại tiện (dưới 3 lần/ tuần), phân khô cứng (giảm 70% lượng nước trong phân) và ít hoặc cảm giác chưa tống hết phân.
Thói quen đại tiện của mỗi người là rất khác nhau và bị ảnh hưởng bởi độ tuổi, sinh lý, chế độ ăn uống, xã hội và văn hoá. Nhiều người không tin rằng việc đại tiện hàng ngày là cần thiết và chỉ phàn nàn về táo bón nếu đại tiện ít thường xuyên hơn. Các thông tin khác về hình dạng bên ngoài (kích cỡ, hình dạng, màu sắc) hoặc tính đồng nhất của phân cần được quan tâm thường xuyên, không chỉ riêng khi bị táo bón.
Dựa theo tiêu chuẩn Rome III, bệnh nhân được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau đây, trong thời gian từ 3 tháng trở lên và khởi phát ít nhất từ 6 tháng:
Các triệu chứng đi kèm bao gồm:
Một số dấu hiệu nhất định tăng nghi ngờ về nguyên nhân nghiêm trọng hơn của táo bón mạn tính:
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, táo bón:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Táo bón cấp tính cho thấy một nguyên nhân thực thể, trong khi táo bón mãn tính có thể là thực thể hoặc cơ năng.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón cấp tính:
Nguyên nhân dẫn đến táo bón mạn tính:
Táo bón thường không gây tích tụ độc tố trong cơ thể hay làm bạn bị bệnh. Khi bị táo bón, ruột già giữ phân lâu hơn, và bạn có thể cảm thấy khó chịu, nhưng ruột già có khả năng giãn nở để chứa chất thải. Chỉ khi có một bệnh lý nghiêm trọng ở ruột già, chẳng hạn như tình trạng đại tràng bị giãn nở do nhiễm độc, thành ruột mới có thể rò rỉ chất độc vào cơ thể.
Táo bón trong kỳ kinh nguyệt là điều bình thường và có thể xảy ra ở một số người. Ngoài các triệu chứng như chuột rút và đầy hơi, táo bón cũng là một tác dụng phụ phổ biến trong chu kỳ. Thông thường, tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.
Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố diễn ra rất mạnh mẽ. Một số hormone thai kỳ có thể làm chậm hoạt động của ruột, dẫn đến táo bón. Thêm vào đó, việc thay đổi chế độ ăn uống như tiêu thụ nhiều chất đạm, hoặc sử dụng các loại viên bổ sung sắt và canxi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Xem thêm thông tin: Vì sao hay gặp táo bón ở bà bầu và cách khắc phục
Táo bón và bệnh trĩ có mối quan hệ tương hỗ, nơi mỗi tình trạng có thể dẫn đến tình trạng kia. Khi táo bón kéo dài không được điều trị, áp lực tại khu vực hậu môn trực tràng tăng cao do phân bị dồn nén và sự cố gắng quá mức để rặn, có thể gây ra bệnh trĩ. Ngược lại, bệnh trĩ kéo dài cũng có thể gây táo bón, vì đau và cảm giác rát ở hậu môn khi đại tiện khiến người bệnh ngại đi vệ sinh và thường xuyên trì hoãn, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón.
Táo bón có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ vì hệ tiêu hóa và hệ thần kinh có mối liên hệ chặt chẽ, được gọi là trục não ruột. Hệ tiêu hóa được xem là "bộ não thứ hai" của cơ thể, và khi hệ tiêu hóa không hoạt động tốt, nó có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ và làm suy yếu hệ miễn dịch. Tất cả điều này đều có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của trẻ, trong khi táo bón là một nguyên nhân phổ biến gây hại cho hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Xem thêm thông tin: Táo bón ở trẻ em
Hỏi đáp (0 bình luận)